Nhận xét của anh (chị) về nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Thi. Thiên truyện thành công ở nhiều mặt, trong đó nổi trội là nghệ thuật xây dựng nhân vật với cá tính đậm nét. Trong số những nhân vật ấy, tác giả dành nhiều trang đặc sắc để viết về nhân vật Việt.

Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng, phẩm chất anh hùng. Có thể nói, luôn có mặt ở các mức độ khác nhau trong hầu hết tất cả các nhân vật chính diện trong tác phẩm của ông. đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự thân thiện hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác, tự nhiên, bộc lộ ra qua những biểu hiện rất đỗi ngây thơ, ngộ nghĩnh.

Khi xem xét nghệ thuật xây dựng nhân vật, ta có thể thấy các nhân vật của Nguyễn Thi đều có tên tuổi, cá tính cụ thể, song tính cách của họ được xây dựng dựa trên mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên, các thế hệ của cái gia đình mà họ thuộc về. Tính cách ấy được khẳng định, được cố kết bằng tất cả các thành viên trong gia đình và không ngừng được đổi mới qua từng thành viên của mỗi thế hệ - có thể gọi đó là “tính cách gia đình” như Việt trong quan hệ với Chiến, Việt cùng thuộc thế hệ “con trẻ”. Vì vậy, giữa hai nhân vật này có nhiều nét tương đồng thú vị đáng yêu của lứa tuổi, đó là tâm lí muôn nhanh chóng lao vào thử thách và khẳng định mình, muốn lập công để trả thù cho cha mẹ...Với chú Năm, người lưu giữ truyền thống và kí ức gia đình, Việt trở thành chàng trai đầy tinh thần trách nhiệm với những gì mình đang làm để xứng đáng với truyền thống đáng tự hào đó. Với ba má hay đúng hơn là với những kỉ niệm thân thương về họ, Việt lại bộc lộ phần nhạy cảm sâu sắc ẩn bên trong cái dáng vẻ thơ trẻ của mình.

Những đứa con trong gia đình có một lối tự sự mang khá nhiều nét riêng. Câu chuyện được thuật lại không hoàn toàn theo trật tự thời gian mà chủ yếu là nhịp theo dòng hồi tưởng miên man đứt nối của Việt. Vào lúc người chiến sĩ trẻ ấy bị thương sau .cuộc đọ lê, cứ liên tục ngất đi rồi tỉnh lại trong hoàn cảnh chỉ. có mình với mình giữa một chiến trường mênh mông đầy bóng tôi - bóng tối của màn đêm và bóng tối do mắt Việt bị thương nên không thể nhìn thấy gì ở bên ngoài. “Việt tỉnh dậy lần thứ hai lúc trời lất phất mưa”. Tiéng máy bay, tiếng động duy nhất mà Việt nghe thấy trên một bãi chiến trường đã trở nên vắng lặng từ lần tỉnh dậy đầu tiên, bây giờ đã tắt hẳn rồi. Chỉ còn tiếng “ếch nhái kêu dậy lên”. Âm thanh ấy dẫn Việt trở lại những ngày còn chưa đi bộ đội, những đêm trời vừa dứt mưa, hai chị em lóp ngóp ra đồng soi đèn bắt ếch, “cựời từ lúc đi cho đến lúc về”.

Tài nghệ của Nguyễn Thi là thế, ông đã khéo léo thể hiện Việt là một đứa con ngoan trong gia đình và trong mốì quan hệ với đồng đội. Cũng như chị Chiến, Việt rất thương cha mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ước nguyện được cầm súng đánh, giặc trả thù cho ba, má. Tình cảm này thể hiện sâu sắc và cảm động nhẩt trong cái đêm chị em giành nhau nghe tên tòng quân, và sáng hôm sau, trước khi lên đường nhập ngũ, cùng khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú Năm “nào, đưa má sang ở tạm nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước, chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thây thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ đến thế. Còn mốì thù thằng Mĩ thì có sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”. Hai chị em đều là những chiến sẽ dũng cảm, gan góc và lập nhiều chiến công đồng thời họ cũng là những đứa con ngoan.

Việt được bạn đọc yêu thích ở cái vẻ bề ngoài lộc ngộc, vô tư của cậu con trai đang tuổi ãn tuổi lớn nhưng Việt còn có cái vẻ thơ ngây của con người không biết khuất phục.

Có thể khẳng định rằng Nguyễn Thi đã rất xuất sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Với tính cách rất đặc biệt, Việt là hình tượng xuất hiện nhiều nhất. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.

BÀI CÙNG NHÓM