Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương

Nếu người Pháp tự hào về một đất nước có dòng sông Sein xanh biếc lững lờ trôi, nếu người Trung Hoa mến yêu xứ sở có dãy Vạn Lý Trường Thành đồ sộ, có đỉnh Tân Cương cao vời vợi, có sông Trường Giang, Hoàng Hà cuồn cuộn sóng dâng... thì tôi cũng gắn bó trái tim mình với một mảnh đất đẹp núi, đẹp sông, đẹp lòng người nhân hậu. Việt Nam quê tôi đó, đất nước được tạo hóa tạo nên biết bao cảnh đẹp và bàn tay con người xây đắp nên những di tích lịch sử sau bao cuộc chiến oai hùng, về với Thuận Thành, Bắc Ninh, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một di tích, một thắng cảnh nổi tiếng - đó là chùa Dâu. Để rồi nhớ, để rồi thương.

Là người con Kinh Bắc, không ai là không biết tới gốc gác của chùa Dâu. Chùa Dâu, tên tự là Diên ứng Tự thuộc xã Tranh Khương. Khởi đầu chỉ là một cái am nhỏ, sau xây dựng thành chùa với tên gọi cổ Châu Tự (Viên Ngọc Quý).

Chùa Dâu ra đời bắt nguồn từ việc truyền bá đao của người nước ngoài. Khoảng những năm đầu Công nguyên, một số nhà sư Ân Độ như Mâu Bát, Khâu Đà La, Khang Tăng Hội, Chi Cương Nương... đã đến Luy Lâu tu hành rồi truyền bá đạo Phật. Từ đó chùa Dâu trở thành trung tâm Phật giáo của cả nước, đào tạo năm trăm vị tăng ni, dịch được mười lăm bộ kinh Phật.

Chùa có hàng trăm gian, có tháp Hòa Phong chín tầng, có cầu chín nhịp qua sông Dâu dẫn vào chùa. Tháp Hòa Phong được xây bằng gạch nung, chân tháp hình vuông. Do thời gian, tháp, bị đổ chỉ còn lại bạ tầng. Ớ tầng hai của tháp có khắc bia đá với dòng chữ: "Hòa Phong tháp, năm Đinh Tị, tiền Lê Vịnh Hựu - 1737".

Cảnh bao quanh chùa là sóng nước, rừng cây nhưng khi vào trong chùa những hình ảnh đó như bị lấn át đi bởi một thứ còn kỳ diệu và thiêng liêng hơn cả, đó là pho tượng Phật. Những pho tượng cổ đã được tạc nên từ những đôi bàn tay khéo léo, chân thành. Dáng điệu, cử chỉ và nhất là những nét mặt hiền từ đã làm cho không khí trong chùa càng trở nên ấm áp. Đôi mắt của Phật là cửa sổ tâm hồn nhìn về những đứa con đất Việt chất phác, hiền hậu đang ngày đêm cầu sự an lành. Bên cạnh đó còn những pho tượng Tứ Pháp, hai pho tượng Kim Đồng Ngọc Nữ được tạc rất tinh xảo, thể hiện được vẻ đẹp duyên dáng của những cô gái nơi thôn dã vào phục vụ chốn chùa chiền. Những pho tượng tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng bằng gỗ từ những năm đầu Công nguyên. Ngoài ra ta còn thây sự đan xen tín ngưỡng Phật giáo Ân Độ trong tín ngưỡng Việt Nam như thờ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp...

Người ta đến chùa Dâu không chỉ để cầu nguyện mà họ còn muốn được vui chơi trong ngày hội. Lễ hội chùa Dâu được tổ chức nào ngày 8 - 4 âm lịch hàng năm. Cứ đến ngày này, mọi người ở trăm ngả đua nhau về trảy hội. Biết bao nhiêu trò vui giúp người ta quên được nỗi phiền não hàng ngày. Có tục cướp nước tắm Phật, một nghi lễ được rất nhiều người quan tâm. Khi đến giờ lành, đoàn lễ hành hương một đoạn đường khá dài để ra tới bến nước. Vị chủ trì chọn một vùng nước trong rồi múc vào bình. Nước này sẽ đem vể và dùng để tắm cho phật, làm sạch những bụi bẩn trần gian. Không những thế, mọi người còn tổ chức rước Tứ Pháp của mười hai làng. Không khí thật nhộn nhịp, đông vui.

Chùa Dâu không chỉ đơn thuần là một di tích, cảnh quan mà còn là nơi linh thiêng, nơi tôn thờ những vị mà trong tư tưởng của người Việt Nam họ luôn che chở và phù hộ, đem tới điều bình an cho chúng ta. Ngôi chùa làm ta thấy yêu hơn những con người tài ba đã cất công dựng lên một công trình vân hóa đồ sộ mang đậm nét nghệ thuật tinh tế. Chùa Dâu đã góp phần tô điểm nền văn hóa dân tộc, làip cho nó thêm phong phú và đa dạng hơn.

Chúng ta thấy tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất có bao di tích lịch sử hào hùng. Ngôi chùa đã là nguồn cảm hứng, giúp cho ta thấy chứa chan tình cảm trong tình yêu quê hương đất nước, yêu xóm làng thân thuộc. Chúng ta cùng nhau gắng sức giữ gìn để hình ảnh ngôi chùa còn tồn tại mãi với thời gian.

BÀI CÙNG NHÓM