Nhân được học một số bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về ý chí, nghị lực của con người

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy thanh niên Việt Nam:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chi ắt làm nên”

Không chỉ là ở lời nói mà trong hành động thực tế, bản thân Người đã là tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực, về sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sông. Đọc những câu thơ Chế Lan Viên:

“...Một viên gạch hồng

Bác chống lại cả một mùa băng giá

sương lạnh thành Luân Đôn ngươi có nhớ

Giọt mồ hôi người nhỏ giữa đêm đông.”..

(Người đi tìm hình của nước)

Chúng ta không khỏi xúc động trước tinh thần kiên gan, luôn đứng cao hơn hoàn cảnh của Hồ Chí Minh. Chỉ đọc những vần thơ trong Ngục trung nhật kí, chúng ta đã cảm nhận được một cách sâu sắc tinh thần “thép”, ý chí “thép” con người bình thường mà hết sức vĩ đại này.

Cuộc sống có muôn vàn chông gai, cuộc đời mỗi con người phải là chuỗi ngày không ngừng băng đạp lên sóng gió để sinh tồn. Điều đáng trân trọng trong nhân cách Hồ Chí Minh là Người luôn chủ động đương đầu với gian khổ, không bao giờ nề hà, chán nản, chùn bước dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu. Cuộc đời người chiến sĩ cộng sản cũng có khi “thật là sang”, thật nên thơ nhưng cũng khó có thể kể hết gian khổ phải trải qua. Chỉ tính quãng thời gian người tù cộng sản Hồ Chí Minh bị quản thúc trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943, ta cũng đủ thấm thìa bao khốn khó, nhọc nhằn Người phải chịu đựng. Nhưng thép càng tôi luyện càng bền. Càng qua gian lao, vất vả, người chiến sĩ ấy càng kiên gan, bền chí hơn. Ngay khi bị bắt vào nhà ngục Túc Vinh, Người đã tự đặt ra quyết tâm:

“Thân thể tại ngục trung,

Tinh thần tại ngục ngoại;

Dục thành tại sự nghiệp,

Tinh thần cánh yếu đại”

Sự giam hãm chỉ có thể trói buộc được thân thể chứ không thể cầm tù được tình thần, ý.chí người chiến sĩ cách mạng. Thế cho nên, dẫu phải khắc khoải "ta", “mấy nghìn thu” trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, dẫu “Răng rụng mất một chiếc, Tóc bạc Thêm mấy phần, Gầy đen như quỉ đói, Ghẻ lở mọc đầy thân", dẫu phải sống cảnh sống của người nguyên thủy, Người tù cộng sản vẫn không bao giờ nản chí. Cảnh sông tù đày chắc chắn không để cho tù nhân một giây phút nào thảnh thơi, có khi còn bị bắt giải đi từ tinh mơ mờ đât:

“Nhất thứ kê đề dạ vị lan,

Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;

Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,

Ngênh diện thu phong trận trận hàn"

(Tảo giải)

Giải tù nhân từ lúc đêm chưa tàn, gió thu táp mặt từng trận là một cực hình, một each tra tấn độc ác của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Người tù chưa lại sức với bao đoạ đày ngày hôm trước đã phải đương đầu với thách thức của ngày mới từ lúc tinh mơ. Gió và rét nơi này vốn dĩ vô cùng khắc nghiệt: “Gió sắc tựa gươm mài đá núi, Rét như dùi nhọn chích cành cây". Nếu không phải là người bản địa, chắc chắn khó có thể chịu đựng được sự hà khắc của thiên nhiên chốn này. Đấy là chưa nói đến sức khoẻ của tù nhân không được như người bình thường, vì ngày nào họ cũng phải hứng chịu những trận đòn tra tân dã man, phải ăn những thức hẩm hiu, phải trú ngụ ở nơi tồi tàn nhất. Dây trói, gông cùm, xiềng xích lúc nào cũng vây thít lấy thân thể họ... Gian khổ chồng chất như thế nhưng người tù cách mạng không bao giờ than thở, không bao giờ nhụt chí. Lúc nào người tù cũng quên đi nỗi đau, sự gò bó, tù túng về thân thể để lựa chọn cho mình tâm thế của một “chinh nhân”, một “hành nhân”, một thi nhân. “Ngênh diện” là thế chủ động đối mặt trực diện, đầy thách thức, xông pha của người tù chính trị. Vượt lên mọi nỗi đoạ đày là một cốt “thép”, kiên cường. Nhưng cốt lõi ấy không cứng nhắc, lên gân mà luôn hoà quyện với chất thơ trong tâm hồn:

“Noãn khí bao la toàn vũ trụ

Hành nhân thi hứng hốt gia nồng"

(Tảo giải)

“Thi hứng hốt gia nồng” tức là vốn dĩ cảm hứng thơ đã “nồng”, đã tràn trề, giờ lại gia tăng và gia tăng một cách đột ngột (“hốt”). Như thế có nghĩa hoàn cảnh dù khắc nghiệt đến đâu cũng không bóp nghẹt được tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn con người.

Không chỉ lúc tinh sương người chiến sĩ cộng sản mới mang trong mình nhiệt huyết sung mãn như thế. Ớ thời khắc nào của ngày, ta cũng bắt gặp ý chí, nghị lực tuyệt vời đó. Nếu đọc Nhật kí trong tù, không chú ý đến hoàn cảnh sáng tác của tập thơ, có lẽ không ít người không biết rằng tác giả đang chịu sự quản thúc dưới chế độ nhà lao Tưởng Giới Thạch. Hồ Chí Minh luôn quên đi hoàn cảnh của riêng mình, hướng cái nhìn ra vạn vật, để rồi ánh trăng cũng trở thành bạn hữu (Vọng nguyệt), một nhành hoa cũng tìm đến Người bày tỏ lòng tri ân (Vãn cảnh), một cánh chim, một chòm mây cũng được Người nhìn bằng đôi mắt yêu thương, trìu mến:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng".

(Mộ)

Không gian chiều nơi đất khách không gợi trong lòng người tù nỗi buồn tủi của người xa xứ. Chặng đường lao giải chưa kết thúc và cũng không hứa hẹn sắp tới điểm dừng, nhưng ngựời tù cách mạng chẳng hề quan tâm đến cảnh ngộ xiềng xích mệt nhọc của mình mà trái lại, cảm hứng thơ lại dâng trào. Cái nhìn của tù nhân - thi nhân hướng lên cao. tìm sự đồng cam, chia sẻ với cánh chim, chòm mây. Qua cái nhìn đầy yêu thương, trừu mến đó, thiên nhiên vô tri cũng trở nên có hồn hơn, cũng chất chứa bao nỗi niềm thương cảm. Đúng như lời thơ Tố Hữu đã ngợi ca tấm lòng vị tha trời biển - “nâng niu tất cả, chỉ quên mình", Hồ Chí Minh hoàn toàn quên bẵng cảnh ngộ tù đày của mình. Không chỉ dừng lại ở không gian thiên nhiên, cái nhìn của Người luôn vận động mạnh mẽ, luôn tìm và hướng tới sự sống con người. Sự kết đọng của bài thơ Mộ nằm ờ hình tượng “sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” khoẻ khoắn cùng hình ảnh “lô dĩ hồng” sáng rực, ấm áp... Hoàn toàn mất dấu của sự mệt mỏi, cô lẻ bên trên. Tinh thần người tù được thắp sáng bởi vẻ đẹp của em gái miền sơn cước đang mải mê với công việc xay ngô. Quên đi thời gian (buổi tối), quên đi cả không gian (đêm tối, sương lạnh), quên cả bước chân lê nặng xiềng xích... đó chẳng phải là biểu hiện cao độ của ý chí, nghị lực phi thường ở người tù cộng sản Hồ Chí Minh sao?

Bao nhiêu bài thơ trong Ngục trung nhật kí là bấy nhiêu ngọn đuốc sáng rực tinh thần kiên dũng của con người cách mạng. Hầu như dọc bài nào ta cũng bắt gặp ý chí “thép” cuồn cuộn. Không mang ý chí đó làm sao người chiến sĩ có thể đi qua chặng đường gian khổ một cách nhẹ nhàng như vậy được?

Bác Hồ kính yêu đã rời xa chúng ta, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho mọi thê hệ người Việt Nam. Cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại vẫn không ngừng được hưởng ứng. Điều đó cho thấy ý chí, nghị lực là một trong những di sản quí giá nhâ’t mà Người đã để lại cho dân tộc ta. Việc rèn giũa ý chí, nghị lực là điều thiết thực mà mỗi chúng ta nên thực hiện trong cuộc sống.

Vấn đề đặt ra lẳ tại sao con người lại phải rèn luyện ý chí, nghị lực? Có phài chỉ trong hoàn cảnh bị giam cầm, tù hãm, con người mới cần có ý chí, nghị lực? Và có phải chỉ những người chiến sĩ cách mạng, được vũ trang bằng tư tưởng Mác - Lênin mới có ý chí, nghị lực phi thường nhừ thế?

Các cụ ta xưa có nói: “Ai nắm tay qua ngày đến sáng?’’. Cuộc đời con người không phải lúc nào cũng yên bình, hạnh phúc. “Sự đâu sóng gió bất kì”, không ai nói trước được tương lai của mình. Thực tế cho thấy, ý chí, nghị lực của mỗi cá nhân là tấm bảo hiểm duy nhát cho cuộc sống của họ. Cô Tấm trong câu chuyện cổ tích xưa không thể mãi ngồi khóc mà chờ Bụt đến cứu giúp. Nhân dấn các vùng bị thiên tai bào lụt không thể chỉ trông chờ vào sự trợ giúp của Đảng và Nhà nước, của đồng bào cả nước. Nếu không gạt nước mắt, khống tự mình bước lên trên những mất mát, đau thương, không chủ động gây dựng cuộc sống mới vững vàng hơn, họ sẽ không bao giờ có tương lai sáng sủa. ý chí, nghị lực giúp Nguyễn Ngọc Ký trở thành thày người giáo tuyệt vời, giúp những cô bé, cậu bé mồ côi, lang thang cơ nhỡ trở thành những người có ích cho xã hội. Trong mọi hoàn cảnh, ý chí, nghị lực đưa con người vượt qua tất cả mọi khó khăn của cuộc sống. Bất cứ ai cũng tiềm tàng trong mình ý chí, nghị lực, tất nhiên, mức độ ở mỗi người khác nhau. Khi gặp điều kiện, nó sẽ phát tác, sẽ là bàn đạp thúc đẩy bước nhảy, sức bật của mỗi người. Với học sinh, ý chí, nghị lực thường được huy động, tập trung cao độ trong những đợt kiểm tra hay những kì thi quyết định. Người có ý chí, nghị lực sẽ vượt qua mọi rào chướng ngại vật về kiến thức đế’ hoàn thành xuất sắc bài thi...

Nói như vậy, ý chí, nghị lực chính là phương thuốc kích thích có lợi cho bất cứ ai có nó. Nhưng rèn giũa ý chí cho sắc bén, bền gan không phải là điều dễ dàng. Muôn làm được điều đó, chúng ta phải chuẩn bị những gì?

Dân gian có câu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Thực tế cho thấy, muốn rèn luyện một điều gì đó, chúng ta phải đi từ những điều nhỏ nhất, ý chí, nghị lực của con người cũng cần được gom góp, xây đắp từ những hành'động nhỏ nhặt trong cuộc sống. Muôn có được nó, chúng ta nên đặt ra phương châm sống: Đừng bao giờ nói “không” trước mọi hoàn cảnh. Bởi lẽ, dù thực tế có bức bách đến đâu, bao giờ cũng có kẽ hở để chúng ta giải quyết vướng mắc. Cánh cửa nào cũng có ít nhất một chiếc chìa khoá mở được nó.

Kiên trì, nhẫn nại, không ngại khó, ngại khổ là phương thức thứ nhất để chúng ta rèn luyện ý chí, nghị lực. Hôm nay chưa giải được bài toán này thì ngày mai ta giải lại. Năm nay chưa đỗ đại học, chúng ta có thể tiếp tục ôn tập để củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sang năm... Việc đặt ra cho mình những mục tiêu, đích đến nhất định để phấn đấu cho bằng được cũng là cách chúng ta rền luyện ý chí, nghị lực. Đơn giản nhất là chúng ta phải vạch ra được kế hoạch cho mỗi ngày. Hôm nay chúng ta sẽ phải làm những việc gì? Cuối ngày, chúng ta sẽ tổng kết xem đã hoàn thành việc nào, việc nào còn bỏ dở. Mỗi ngày phấn đấu làm hết phần việc ngay trong ngày là phương thức khá nhẹ nhàng để chúng ta rèn luyện ý chí. Tất nhiên, nhiều lúc chúng ta phải chịu áp lực lớn từ công việc. Cách tốt nhất là luôn giữ cho mình tâm thế thoả mái, lạc quan chủ động khi làm việc, không để hoàn cảnh trấn áp tinh thần mình. 'Đó là chính là cách Hồ Chí Minh luôn thực hiện trên mọi con đường bị áp tải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta có quyền buông lỏng bản thân, ý chí, nghị lực của con người phải đi liền với lòng quyết tâm cao độ. Nếu không quyết tâm, chúng ta không bao giờ hoàn thành được công việc của mình, không bao giờ đi qua được khó khăn, gian khó trong cuộc sống...

Bài học về ý chí, nghị lực của con người là bài học cần được ý thức mọi lúc, mọi nơi. Học tập và làm theo những tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực như Hồ Chí Minh cũng là cách để chúng ta rèn luyện và hi vọng đạt được. Chúng ta không nên nóng vội mà có thể vững tin vào sự kiên gan, bền bỉ rèn luyện của bản thân, bởi đúng như Hồ Chí Minh đã từng dạy:

“Không có việc gỉ khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"

BÀI CÙNG NHÓM