Những tác phẩm văn học chân chính, những “trang đời nóng hổi” thu hút, hấp dẫn ta bằng một sức mạnh riêng, kì lạ. Và đâu phải đến tận bây giờ, ngay từ tấm bé, câu chuyện kể đựng đầy ánh trăng của bà, lời ru của mẹ... cứ thấm dần vào ta, quyến rũ ta. Kí ức tuổi thơ in đậm mãi hình ảnh cô Tấm siêng năng dịu dàng hay ông Gióng một mình một ngựa về trời sau khi đã phá tan giặc Ân. Mỗi lần gấp lại cuốn sách là lòng ta lại rộn những suy nghĩ. Ta nhìn đời bằng cặp mắt đúng đắn hơn và bỗng thấy yêu hơn cuộc sống. Tắm mình trong văn học, ta được ở trong một thế giới lung linh mà rất thực với đầy đủ màu sắc, mùi vị của cuộc đời. Đã có lần, văn hào Mắcxim Gorki tâm sự:
"Hãy yêu quý văn chương, nó sẽ làm cho cuộc sống của các bạn bớt khó khăn, nó sẽ thân ái với các bạn, giúp các bạn hiểu được ý nghĩ, tình cảm và cuộc sống với tất cả sự phức tạp và sôi nổi. Nó sẽ dạy cho cúc bạn biết kính trọng con người, tôn trọng chính bản thân mình. Nó sẽ đem đến cho các bạn tình thương yêu thế giới, thương yêu con người, chắp cánh cho trí tuệ và trái tim các bạn
Sự thích thú, ham mê văn học chỉ có thể đến với ta qua những tác phẩm của bao nghệ sĩ đã hiểu quần chúng, thuộc quần chúng, hiểu sâu sắc cuộc sống. Nhà văn phải hoà mình vào cuộc sống phức tạp và sôi nổi, dũng cảm phát hiện những vấn dể gay gắt của đời sống xã hội, góp phần giải quyết những vấn đề thiết thực và bức thiết của con người, vì con người. Tác phẩm văn học chỉ có giá trị khi nó được hình thành trên cơ sở của sự hiểu biết sâu sắc mọi mặt của hiện thực đời sống và với một tình yêu thương chân thành đối với con người. Đúng là văn học "sẽ làm cho cuộc sống của các bạn bớt khó khăn, nó sẽ thân ái với các bạn, giúp các bạn hiểu được ý nghĩ, tình cảm và cuộc sống với tất cả sự phức tạp và sôi nổi ”.
Các nhà văn, những kĩ sư tâm hồn, hiểu được ý nghĩ, tinh cảm của bao tâm hồn khác đúng với khả năng của một... kĩ sư. Trên một binh diện khác, có thể nói thêm, nhà văn còn là thầy thuốc của tâm hồn nữa, bởi họ góp phần nghiên cứu, khám phá và chẩn bệnh cho đời sống tâm hồn con người, góp phần tìm ra phương thuốc để trị bệnh. Nhà văn Xuân Diệu có lúc đã nói vui rằng: tậ...một mình tôi tự nghĩ, tôi càng thấm thía. Rất nhiều khi tôi chỉ là một người thợ thủ công, đâu đã đến bậc kĩ sư. Mình là nhà văn, nhà thơ thì phải hiểu người khác, mà hiểu sâu... chính tâm hồn mình là công cụ để đào sâu, thấu hiểu tâm hồn người khác". Nguyễn Đinh Thi cho rằng, chúng ta đã "nhận được của những
nghệ sĩ vĩ đại bao nhiêu hình ảnh đẹp để mà đáng lẽ chúng ta không nhận được hàng ngày xung quanh ta. Một ánh nắng, một lá cờ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người trước kia ta chưa biết nhìn thấy. Bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêuu vấn đề ngạc nhiên tìm ra trong tâm hồn ta ".
Văn học là tiếng nói của tình cảm và lí trí con người. Đi từ tâm hồn, nó quyện lấy cuộc sống, quyện lấy sông núi bao la, từng bờ tre gốc lúa, từng giọt mồ hôi hay viên đá sỏi... rồi lại trở về làm phong phú tâm hồn con người. Nó hối đáp nhận thức, tư tưởng và tình cảm cho con người như dòng sông bồi đắp phù sa cho đôi bờ dòng chảy. Ta biết ơn "người thày " văn đã tận tình chỉ dẫn, đúng như M. Gorki nói: "Nó sẽ dạy cho các bạn biết kính trọng con người, tôn trọng chính bản thân mình. Nó sẽ đem đến cho các bạn tình thương yêu thế giới, yêu thương con người, chắp cánh cho trí tuệ và trái tim các bạn ”. ở đây, nhà văn xác định rõ hơn chức năng giáo dục và chức năng thẩm mĩ của văn học. Rõ ràng, văn học làm đẹp thêm cuộc sống. Văn học chân chính bao giờ cũng hướng về một mục đích làm cho con người hoàn thiện hơn lên. Ta tìm thấy trong văn học dáng hình của người xưa, của ngày xưa, của người xung quanh, của hôm nay và cả của chính ta nữa. Ta hiểu văn chương không thể chỉ là "tiếng kêu thảm thiết của một linh hồn thương nhớ" (Hàn Mặc Tử) mà còn là "sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp " (Sóng Hồng).
Có những thứ rồi sẽ mất đi nhưng những Thuý Kiều, chị Dậu, Paven... và những tác phẩm văn học chân chính thì mãi tươi nguyên giá trị. Hãy yêu văn học, bởi nó dạy dỗ ta, làm phong phú cho trí tuệ và tâm hồn ta và chắp cánh cho ta.
Cái ánh trăng vàng của cô thôn nữ "tát nước bên đàng " sao mà lay động đến thế! Và cái nỗi nhớ của người chân quê sao mà xao xuyến, mà "Việt Nam " đến thế:
"Anh đi anh nhớ quê nhà)
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương ".
Nhiều lúc ta xúc động bởi những lời than như đẫm nước mắt:
"Con gái lấy chồng chẳng cách núi xa sông
Nhìn về quê mẹ ôi mênh mông nước trắng
Sao xa cách như một hòn đảo vắng
Biết gửi ai cho mẹ bát canh cần ".
Nhưng vượt lên trên nỗi buồn ấy, ta thấy con người Việt Nam vẫn như bông sen trong đầm, vẫn giàu sức sống như cô Tấm. Vất vả đấy mà vẫn vui tươi, ý nhị:
"Hỡi cô yếm thắm dải là
Lại đây đập đất trồng cà đỡ anh
Bao nhiêu cà lớn cà xanh
Anh cho một quả để dành muối dưa".
Ta yêu Tổ quốc Việt Nam bởi ta gắn bó với câu Kiều, bờ tre mái rạ: đã thương "mái đình cong cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo"; đã thiết tha với "nét chạm chùa Keo" nhân tình, đón nước Việt Nam đích thực và đất nước Việt Nam trong thơ ca tình yêu máu thịt, bởi vậy, ta không sợ gian khổ, hiểm nghèo, thậm chí cả hi sinh. Văn học cho ta cái may mắn được sống cái đêm trăng chị Sứ bị bắt trói ở hàng Hòn. Ta xúc động và đau xót chứng kiến nổi đau đớn của một người vợ, người mẹ, người con trong một đêm mà ,ẻánh trăng đổ tràn bên bờ suối và mặt trăng giống hệt như trái xoài không có cuống treo lơ
lửng giữa không trung xanh nhạt ". Đương nhiên, những tình cảm ấy dẫn đến sự thôi thúc chúng ta hành động.
Cũng văn học cho ta hoá trẻ trung trong một cuộc sống gần kề cái chết nhưng lại luôn luôn lạc quan yêu đời.
Hãy yêu văn chương, hãy yêu một nghệ thuật còn ròng ròng sự sống, một nghệ thuật chân đứng vững trên mặt đất còn thấm đẫm mồ hôi và khét mùi thuốc súng, một cái đẹp khoẻ, không khéo léo phấn son mà mộc mạc, tươi như vừa mới nảy lên từ một bàn tay hoá công nào, một nghệ thuật vui sống, vui chiến đấu, vui làm lụng.
Ta hoà mình vào khí thế “Sát Thất" của Hịch tướng sĩ. Ta có mặt ở đội quân "Đánh một trận, sạch không kình ngạc. Đánh hai trận, tan tác chim muông" trong bài Cáo bình Ngô. Ta tự hào cùng các chiến sĩ cắm cờ trên nóc hầm tướng Đờ Cát. Ta sung sướng trong đoàn quân "tiến về Sài Gòn, giải phóng Thủ đô ".
Vậy đó, ta không kính trọng, không yêu thương sao được khi mà văn học đã dẫn dắt chúng ta đến với biết bao mảnh đời của những thế giới gần và cả những thế giới xa.
Văn học chắp cánh cho ta để có lúc ta tới được những cao nguyên bạt ngàn - cao nguyên của Đam Săn, hay lênh đênh trên biển đêm cùng vạn chài buông lưới. Xa hơn, ta có thể đến được với "Đường bạch dương sương trắng nắng tràn ”, với rừng Taiga, với Búckhenvan, có thể biết được cuộc đời của những AQ, hay Giăng Van Giăng, Mắcbét...
Văn chương dạy cho ta biết "kính trọng con người, tôn trọng chính bản thân mình", biết yêu, biết ghét đúng mực, biết hiện tại và không quên quá khứ:
"Ôi nhớ những năm nào thuở trước,
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy".
Chúng ta căm giận mọi thế lực gây nên tội ác, những kẻ đã đẩy chị Dậu, anh Pha đến bước đường cùng, đã tha hoá những Chí Phèo hay Thị Nở. Ta hiểu được vì sao vào những thời điểm ấy bao thanh niên đà "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" và khi tìm được ánh sáng của lí tưởng thì nguyện xả thân cho Cách mạng. Và chắc chắn rằng, chúng ta cùng một suy nghĩ như Paven: "Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, / sống phí, để khỏi phải hổ thẹn về những dĩ vãng ti tiện và đớn hèn... ".
Ta sinh ra ở một đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời và được sống giữa những con người giàu tình nghĩa. Và nếu ta biết "yêu quý văn chương" thì có thể cảm nhận điều đó với một ý nghĩa được tăng lên gấp bội. Văn chương cho ta sống lại những năm dài kháng chiến, thấu hiểu được tình quân dân cả nước. Những cảnh "đêm nay rừng hoang sương muối... đầu súng trăng treo" hay "kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng"... mãi mãi là những kỉ niệm không thể nào quên. Tình quân dân, đồng chí, tình chòm xóm, tình vợ chồng và tình yêu... Người ra trận chắc sẽ mang mãi trong tâm hồn mình cái dáng vẻ bối rối rất có duyên của người bạn gái cùng phố:
"Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi
Nào ai đã một lần dám nói? ".
Văn chương mang đến cho chúng ta những cảm xúc thật đa dạng: vui, buồn, hờn, giận, yêu thương, say mê, xúc động... Nó bồi đắp cho chúng ta, làm chúng ta hiểu biết nhiều hơn, một cách tự nguyện. Vậy thì làm sao mà không yêu quý văn chương được.
Mỗi lần cầm trên tay một tác phẩm văn học, ta hiểu rằng ở đó, người nghệ sĩ kí thác mọi suy nghĩ, tâm hồn, mọi ước vọng và tình cảm... và quả vậy, lật giở từng trang, ta sẽ thấy cuộc sống hiện lên muôn hình muôn vẻ, sôi nổi và phức tạp. Thậm chí, có thể hình dung ra người viết, dù chưa một lần gặp mặt, như những “người lạ mà quen vậy”.
Như thế, hiểu rằng văn chương là một phần của đời sống tâm hồn chúng ta mà không thể thiếu nó được.