Hình ảnh người vợ hiện lên trong hai câu thơ trên là một người phụ nữ đảm đang tần tảo sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc để thể hiện nỗi vất vả của vợ và sự cảm thông của mình đối với sự vất vả của người vợ.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông’’.
“Quãng vắng” thì đơn chiếc, nguy hiểm; “đò đông” thì sớm sủa, lam lũ. Đã vậy, hai từ “lặn lội”, “eo sèo” lại được đảo lên để khắc sâu vất vả một đời làm vợ. Nơi làm việc của bà Tú cũng ẩn chứa những nguy hiểm khôn lường: "quãng vắng", "mặt nước". Đặc biệt, nhà thơ đã mượn hình ảnh "thân cò" trong ca dao để khắc hoạ sâu thêm dáng vẻ lam lũ tảo tần của vợ. Nhắc đến "thân cò" là nhắc đến những:
"Cái cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.
Hình ảnh người vợ lặng lẽ làm việc nuôi chồng nuôi con với một đức hy sinh vô cùng lớn lao là hình tượng nổi bật trong bài thơ.