Bạn hãy phân tích bài thơ Nhàn cúa Nguyễn Bỉnh Khiêm

HƯỚNG DẪN

VỀ NỘI DUNG

1. Vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm

a. Vẻ đẹp cuộc sống

- Cuộc sống thanh bạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện ngay trong hai câu thơ đầu. Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền”, với những công cụ lao động: mai để đào đất, cuốc để xới đất, cần câu để bắt cá.

- Cuộc sống bậc đại ẩn am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao. Sự đạm bạc thể hiện ở những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá đỗ. Còn ở, còn sinh hoạt thì cũng tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê khác.

- Cuộc sống dù đạm bạc nhưng không khắc khổ bởi đạm gắn liền với thanh. “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”, nói như Xuân Diệu là có cảm giác ăn giá tuyết, uống băng đông. ‘Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” thì vừa có nước trong vừa có hương thơm thanh quý.

b. Vẻ đẹp nhân cách

- Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rất rõ trong cách nói đùa vui hóm hỉnh của ông: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn, người đến chốn lao xao”. Đây thực chất là cách nói ngược của nhà thơ, dại mà thực chất là khôn, còn khôn mà hóa dại.

- Nhưng qua cách nói ấy, chúng ta nhận ra sự tỉnh táo của Trạng Trình, sự tỉnh táo của con người ý thức rất rõ chốn công danh là nơi nhiều cạm bẫy. Chỉ có trở về với thiên nhiên, làm lão nông nơi thôn quê vắng vẻ thì mới giữ được sự thanh sạch của tâm hồn. Đó cũng chính là vẻ đẹp của nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Ý nghĩa tích cực trong quan niệm “nhàn” của tác giả

- Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là sống nhàn nhã, trốn tránh vất vả, cực nhọc về mặt thể chât, không phải là quay lưng lại với xã hội, chỉ lo cho cuộc sông nhàn tản của bản thân. Nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà tác giả gọi là “chôn lao xao”. Nhàn là sông hòa hợp với tự nhiên, về với tự nhiên để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, nhàn mà vẫn canh cánh nỗi niềm yêu nước, lo dân. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi về đạo đức thì quan niệm sông nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực.

VỀ NGHỆ THUẬT

1. Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị mà sâu sắc

Ngoài hai câu thơ cuổì có sử dụng điển tích, toàn bài thơ được viết nên bằng ngôn ngữ dung dị mà giàu sắc thái biểu cảm. Nhà thơ sử dụng những lời ăn tiêhg nói hằng ngày của nhân dân một cách tự nhiên: dại, khôn, ăn, tắm,... những hình ảnh đời thường quen thuộc cũng được nhà thơ vận dụng: mai, cuốc, cần câu, ao,... và đặc biệt là các từ láy: thơ thẩn - diễn tả niềm vui, bước đi ung dung của tác giả, lao xao - chôn cửa quyền ngựa xe tấp nập nhưng nhiều thủ đoạn, lắm bon chen, luồn lọt, sát phạt.

2. Sự kết hợp giữa trữ tình và triết lí

Bài thơ Nhàn là cảm hứng nhàn mà cũng là triết lí nhàn. Triết lí nhàn thể hiện qua quan niệm của tác giả về dại và khôn: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ — Người khôn, người đến chôn lao xao”. Triết lí sâu sắc mà hóm hỉnh trong cách nói đùa vui ngược nghĩa, dại mà thực chất là khôn còn khôn mà hóa dại. Triết lí giáo huân mà không khô khan, trái lại vẫn tràn đầy cảm xúc bởi nhà thơ nói bằng tất cả trái tim chân thành, nói bằng chính sự trải nghiệm của cuộc đời mình.

BÀI CÙNG NHÓM