Giới thiệu bài thơ: Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Hoàng Cầm là một thi sĩ đa tài: làm thơ, viết kịch, diễn kịch, ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho nghèo đã từng thi trường Nam Định vài ba khoa nhưng không đậu nên phải đi dạy chữ Nho, bốc thuốc ở các nơi trong tỉnh Bắc Ninh. Mẹ Hoàng Cầm vốn là một cô gái xinh đẹp có tài hát dân ca Quan Họ, quê làng Bửu Xim, huyện Tiên Du, Hoàng Cầm đã từng giới thiệu:

Tôi người làng Quan Họ

Quê mẹ bên này sông

Cách quê cha một dòng

Nước trắng

Bên kia sông Đuống ra đời vào tháng 4/1948 và được đăng lần đầu tiên trên báo "Cứu quốc". Sông Đuống còn gọi là sông Thiên Đức chia tỉnh Bắc Ninh ra làm 2 phần, Nam (hữu ngạn), Bắc (tả ngạn). Quê hương của Hoàng Cầm ở bên này hữu ngạn sông Đuống. Khi giặc Pháp chiếm đóng vùng đất này thì Hoàng Cầm đang công tác văn nghệ ở Việt Bắc. Hay tin giặc tàn phá quê hương mình, ông xúc động viết một mạch từ 12 giờ đêm đến gần sáng bài thơ nói trên với tâm trạng "niềm căm giận và thương cảm sâu sắc" như chính nhà thơ đã có lần tâm sự:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống.

BÀI CÙNG NHÓM