Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao

Nhắc đến Nam Cao, người ta nhớ đến một ngòi bút hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam những năm trước và sau Cách mạng tháng Tám. Đọc văn Nam Cao, đôi lúc người ta không khỏi rùng mình bởi cái sắc lạnh trong ngôn ngữ, trong miêu tả, trong cách nhìn nhận sự việc. Nhưng đằng sau đó lại luôn ẩn chứa một tấm lòng nhân đạo sâu sắc, xót thương con người, xót thương số phận từ đó mơ ước về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. ông như chiếc phích nước nóng đã được người đời mệnh danh, ngoài lạnh, mà trong thì luôn ấm nóng tình người. Đọc “Chí Phèo”, tác phẩm thực sự đánh dấu sự nghiệp văn học và định hướng sáng tác của nhà văn, dõi theo cuộc đời và số phận của các nhân vật trong chuyện, ta cảm nhận được một cách thật sâu sắc tấm lòng nhân đạo cao cả ấy.

Nhân đạo là đạo đức thể hiện ở sự thương yêu, quí trọng và bảo vệ con người. Giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học thường thể hiện ở việc tác phẩm ấy quan tấm như thế nào đến vấn đề con người? Nó ngợi ca gì? Phê phán gì? Thể hiện tình cảm thương yêu, quí trọng con người, hướng tới việc phản ánh ước mơ, nguyện vọng của con người ra sao? Nói tóm lại, một tác phẩm nhân đạo là một tác phẩm hướng tới, đề cao, trần trọng, bảo vệ những giá trị thuộc về con người, xây dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. ớ mỗi thời kì khác nhau, về mặt bản chất, chủ nghĩa nhân đạo không có gì thay đổi nhưng có nhiều những biểu hiện không giống nhau. Nếu như trong văn học dân gian, nhân đạo là phát hiện ra vẻ đẹp con người, đề cao và ca ngợi người dân lao động cùng những ước mơ, khát vọng của họ thì trong văn học thời chiến, nhân đạo còn thể hiện ở thái độ lến án, tố cáo, chống lại kẻ thù. Thời bình, nhân đạo là quan tâm đến đời sống thường ngày, không xa lạ, hoa mĩ mà gần gũi, chân thực của con người, hiểu và cảm thông cho những bi kịch do thời đại mang lại của họ. Là một tác phẩm ra đời trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám, khi dân tộc ta còn đang chìm trong “đêm trường nô lệ”, cuộc sống nhân dân khổ cực, tối tăm, bế tắc, “Chí Phèo” của Nam Cao đã diễn tả sâu sắc bi kịch của người nông dân trên con đường bị bần cùng hoá, bị tha hoá cả về nhân hình và nhân tính từ đó lớn tiếng phê phán và tố cáo xã hội sâu sắc.

Trước hết, tác phẩm dựng lên một bức tranh hiện thực về cuộc đời và số phận nhân vật bất hạnh. Tất cả những người nông dân trong tác phẩm đều là những người bất hạnh. Bà cô Thị Nở khổ vì cảnh “gái già”, không chồng, không con, o ép mình trong những định kiến xã hội. Thị Nở khổ vì có một hình hài không bình thường, thậm chí là dưới mức bình thường, khổ vì là một người đàn bà dở người... Và hơn tất cả, Chí Phèo nổi bật lên là một điển hình cho những nỗi khổ chung của người nông dân trong xã hội ấy. Chí Phèo bất hạnh ngay từ khi sinh ra: Người ta nhặt được hắn trần truồng, tím ngắt trong cái lò gạch bỏ không. Rồi Chí bị chuyền hết từ tay người này sang tay người khác và cuối cùng năm hai mươi tuổi thì trở thành canh điền nhà Bá Kiến. Ra khỏi cảnh lang thang, Chí lại rơi vào tay một con cáo già nham hiểm. Vì ghen, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào trong nhà tù, bước đầu quá trình lưu manh hoá, biến hình một anh thanh niên trước đó vốn hiền lành như đất thành một con quỹ. Bằng tình thương và lòng nhân đạo sâu sắc của mình, Nam Cao đã phát hiện ra ở nhân vật một thân phận đầy bi kịch. Đầu tiên, đó là bi kịch của một người bị đẩy vào cảnh bần cùng hoá. Chí Phèo cũng từng là một người nông dân có thân phận nghèo hèn như bao người nông dân khác trong làng Vũ Đại. Hắn phải đi ở dợ, đi làm thuê cho nhà giàu để kiếm cớ sinh nhai. Nhưng nếu như Chị Dậu bị đẩy vào cảnh bị bần cùng hoá đến cảnh phải bán con, bán chó, gia đình không còn gì có thể bán được nhưng vẫn còn có một mái nhà để chui ra chui vào. Anh Pha của Nguyễn Công Hoan bị đẩy từ một người có chút máu mặt trong làng, có ruộng, có vườn trở thành một kẻ vô sản. Bi kịch bần cùng hoá của Chí Phèo còn đau đớn hơn. Chí Phèo bị bần cùng đến mức phải doạ nạt, phải cướp giật, phải đập phá của người ta mới có cái để ăn, mới có nơi để sống. Bi kịch đầu tiên đã đầy đau xót nhưng bi kịch thứ hai còn đau đớn hơn gấp nhiềú lần. Đó là bi kịch của một con người bị tha hoá, biến chất, biến thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại. Từ một người lương thiện, Chí Phèo bị nhà tù thực dân lưu manh hoá. Rồi Bá Kiến, bằng sự nham hiểm của mình hoàn thiện nốt quá trình tha hoá thằng lưu manh ấy thành con quỉ dữ. Một con người mà bị xã hội của mình gạt ra ngoài lề, một người bị cô độc đến tuyệt đối và cách giao tiếp duy nhất có thể là qua tiếng chửi nhưng đáp lại cũng chỉ là mấy con chó, còn dân làng thì “không ai chịu ra Ịời”; Một kẻ mà người ta tránh như tránh một con vật nào đó rất đáng sợ như Chí cũng thật đáng thương. Nhưng không chỉ dừng lại đó, Nam Cao còn khiến người ta xót xa hơn cho Chí Phèo bởi hắn làm tất cả những việc đó trong lúc say. Chí phèo say tràn từ hết cơn say này sang cơn say khác. Và “hắn say thì hắn làm bất cứ việc gì mà người ta sai hắn làm”, “hắn đã phá đi bao nhiêu cơ nghiệp, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm đổ máu và nước mắt của biết bao người lương thiện”. Hắn trở thành con quỉ dữ trong mắt mọi người. Chí Phèo trở thành nạn nhân của những mưu mô xảo quyệt, thành nạn nhân của chính xã hội ây. Vì hắn say nên hắn gây tội ác. Và cũng chính vì hắn say nên hắn làm tất cả những điều đó một cách vô thức. Hắn trở thành một công cụ trong tay người khác, càng đáng sợ bao nhiêu hắn lại càng đáng thương bấy nhiêu. Ngòi bút của Nam Cao cứ thế, lạnh lùng, miêu tả một cách chân thực mà không bộc lộ một thái độ chủ quan nào nhưng đọc lên người ta vẫn thấy một tâm hồn cũng đang đau đớn, quằn quại trong những bi kịch của chính các nhân vật của mình.

Nhà văn từng quan niệm: “Đôi mắt của người nghệ sĩ hoàn toàn không phải là đôi mắt ráo hoảnh" của phường ích kỉ mà là đôi mắt của tình thương, đôi mắt của lòng nhân đạo”. Và ông đã dùng đôi mắt ấy để phát hiện, cảm thông cho bi kịch của con người. Đằng sau cái thằng Chí Phèo ngật ngưỡng say rượu tưởng chừng chỉ biết rạch mặt ãn vạ, đánh đập, dọa nạt người khác, Nam Cao phát hiện ra vẫn tồn tại tính người, tồn tại cái mà người ta gọi là lương thiện. Phải có một lòng thương yêu và niềm tin sâu sắc vào con người ông mới có thể khám phá ra trong tâm hồn tưởng chừng như đã thành sỏi đá ấy nhịp đập thoi thóp của một trái tim ấm nóng. Thằng Chí Phèo của hiện tại đã từng là một anh Chí nông dân, hiền lành, nhút nhát, bị bà Ba gọi lên bóp chân còn thấy run. Anh nông dân ấy đã từng sống lương thiện bằng chính sức lao động của mình, cũng đã từng có những ước mơ lương thiện: “Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải..”.. Không ai có thể tin hay nghĩ rằng cop quỉ dữ ấy có thể một lần lột xác trở lại làm người. Vậy mà Nam Cao lại tin điều đó. ông đã để cho một điều kì diệu xảy ra, dù ngắn ngủi, dù bát thường nhưng là một điều kì diệu vĩ đại, điều kì diệu có hể thay đổi một con người. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở không chỉ đơn giản là một cuộc đụng chạm về xác thịt. Đó chỉ là khởi đầu. Buổi tối bên bờ sống trong cái rười rượi của trăng chỉ làm khơi dậy thứ tình yêu mang tính bản năng con người. Trận ốm lúc nửa đêm mới thực sự bắt đầu cho những dấu hiệu của sự thức tỉnh. Lần đầu tiên, sau bao nhiêu lâu không rõ, Chí Phèo không say. Lần đầu tiên, hắn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống: “Mặt trời đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. (...) Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chẳng có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy..”. Và cũng lần đầu tiên, sau bao ngày chìm trong men say, hắn biết thế nào là buồn. Một người bắt đầu biết suy nghĩ về cuộc sống có nghĩa là cũng đã biết tự chiêm nghiệm về mình. Và hắn đau đớn khi nhận ra rằng: Hắn là một kẻ trắng tay. Đứng ở bên kia dốc cuộc đời, hắn biết mình đã già, “Ngoài bốn mươi tuổi đầu..”.. Dầu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn, rằng những ước mơ lương thiện từng có ở một anh nông dân lương thiện đã không thể nào thực hiện được, dù chỉ là một phần rất nhỏ. Và rồi, Thị Nở lại sang. Thị sang mang theo cho hắn bát cháo hành, mang cho hắn sự quan tầm chăm sóc chân thành, mang cho hắn tình yêu và từ đó nhen nhóm lại trong hắn giấc mơ được trở lại kiếp người lương thiện. Tình người cùng với hương cháo hành đã dẫn dắt tính người quay lại trong hình hài của một con quỉ dữ, đánh thức khát khao, đánh thức ước mơ, đánh thức niềm mong muôn được trở về với hội loài người. Và hắn hi vọng: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muôn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ nhận thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại ai. Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Chí Phèo đâu có hoàn toàn đáng sợ như người ta tưởng. Hắn đáng sự chỉ vì bởi ngườỉ ta đã lợi dụng để biến hắn thành như vậy. Bản tính lương thiện vẫn tồn tại trong con người Chí Phèo và giờ đây, khi được một tình người chân thành cảm hoá, nó được khơi dậy thành một khát khao mãnh liệt. Tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn đã khiến ta thâm thía rằng: “ Chao ôi! Đốì với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tà nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Nhưng khi lương thiện và tính người trở về thì cũng là lúc bi kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm chỉ còn cách giải quyết cuối cùng là cái chết. Đến đây, khi lương thiện và ý thức về cuộc đời đã quay trở lại, Chí không thể tiếp tục cuộc đời của một con quỉ dữ nhưng cũng không thể trồ lại làm người. Và Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Bằng tấm lòng yêu thương cao cả và ngòi bút nghệ thuật đặc sắc của mình, Nam Cao đã diễn tả một cách sâu sắc diễn biến tâm lí của Chí Phèo từ hi vọng, đến thất vọng đau đớn, phẫn uất và cuối cùng là tuyệt vọng. Chí Phèo quằn quại trong vũng máu cũng là quằn quại trong bi kịch của chính mình. Người ta thấy thương xót cho số phận Chí Phèo còn nhiều hơn là ghét, giận.

Yêu thương con người, phát hiện và trân trọng những ước mơ, khát vọng của họ, thể hiện niềm tin vào cái “thiên lương” trong sáng trong tâm hồn con người, Nam Cao cũng lớn tiếng lên án, tố cáo xã hội tàn ác chà đạp lên quyền sống, quyền làm người, quyền hạnh phúc của con người. Lưu manh hoá Chí Phèo là nhà tù thực dân, còn tha hoá và biến hắn thành con quỉ dữ là Bá Kiến. Chế độ thực dân và phong kiến đã cùng nhau thống trị, đẩy người dân vào cảnh “một cổ hai tròng”, không thể nào ngóc đầu lên được. Làng Vũ Đại là mảnh đất “quần ngư tranh thực” mà đó người dân chỉ là những miếng mồi béo bở đế bọn cường hào địa chủ tranh giành, cắn xé. Bá Kiến có hẳn cả một kho kinh nghiệm để thống trị người ta, để biến người ta thành tay sai của mình, để áp bức, bóc lột. Trong khi hắn chiêm nghiêm, tâm đắc với “đường lối” sáng suốt của mình thì biết bao người dân vô tội vẫn tiếp tục bị đẩy vào cảnh bần cùng, tha hoá. Đã có những Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo, và không biết sẽ còn bao nhiêu những “Chí Phèo con” sẽ ra đời. Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến ở cuối truyện là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn đã được đẩy lên đến cao trào. Nó thể hiện lòng nhân đạo rộng lớn của nhà văn. Chí Phèo chết là một sự giải thoát, còn Bá Kiến chết là một sự trừng phạt. Tuy tất cả chỉ mang tính tự phát và tương lai phía trước vẫn còn mờ mịt, nhưng nó đã ẩn chứa trong đó khát khao mãnh liệt của Nam Cao về sự thay đổi xã hội, hướng tới xã hội mới tốt đẹp hơn.

Đọc toàn bộ tác phẩm, không thấy xuất hiện một lời bình luận, nhận xét hay thương cảm về số phận nhân vật và những bi kịch trong xã hội. Nam Cao đã miêu tả tất cả với một thái độ lạnh lùng của một ngòi bút sắc lạnh. Nhưng vượt lên trên tất cả, người ta vẫn cảm nhận được đó tình thương yêu con người sâu sắc. Tất cả làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm nghệ thuật đích thực: “vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn”, “là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn...”

BÀI CÙNG NHÓM