Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân, nói chung, gồm hai loại người đối lập với nhau: loại người tài hoa nghệ sĩ, có nhân cách, có "thiên lương", tự đặt mình lên trên, hạng người thứ hai gồm những kẻ tiểu nhân phàm tục, bằng thái độ ngạo đời, khinh bạc. Loại người thứ nhất, theo Nguyễn Tuân thường là nhừng linh hồn đẹp còn sót lại của một thời đã qua, nay chỉ còn "vang bóng" Loại người ấy cố nhiên là hiếm hoi. Còn kẻ tiểu nhân phàm tục thì đầy rẫy trong thiên hạ.
Chữ người tử tù dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó kẻ tiểu nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ trên cái tăm tối ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi, cô đơn: Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại - những con người có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trong nghĩa khí. Họ tình cờ gặp nhau trong một tình thế oái oăm, từ chỗ ngờ vực nhau, đối địch nhau, dần dần đi đến hiểu nhau và trở thành tri kỉ.
Ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt rực sáng giữa chốn ngục tù - "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Cái đẹp, cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ có gian ác, thô bỉ và hôi hám: "ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ" Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc, tục tằn, của thiên lương đối với tội ác.
Lâu nay, nói về những nhân cách cao thượng, người ta thường nhấn mạnh đến tình thần gang thép, đến cái "vô úy", cái không biết sợ trước những lực lượng thù địch. Hiện tượng ấy thực ra cũng dễ hiểu đối với một dân tộc luôn luôn phải đương đấu với những bọn xâm lược, với bạo lực hung hãn nhất.
Ba nhân vật Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại đều có cái "vô uý" ấy. Ở ông Huấn Cao, con người "chọc trời khuấy nước" đến "chết chém ông còn chẳng sợ", ta không cần nói cũng rõ. Nhưng người quản ngục và viên thơ lại cũng gan góc ngang tàng lắm chứ! Đó là những con người dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu, nếu "âm mưu" của họ - bí mật biệt đãi "tên phiến loạn nguy hiểm" - bị cáo giác.
Nhưng thử nghi mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cà, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng "vô uý", cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bẩt cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là ngưòi! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp, cái thiên tính tốt đẹp của con nguời (thiên lương). Vậy kẻ nào không biết sơ cái gì hết. đó là loài quỷ sứ. Loại người này, thực ra, rẩt hiếm hoi, hay nói đúng hơn, không thể có được. Nhưng loại người sau đây thi chắc không ít: sợ rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền, nhưng đối với cái tài, cái đẹp, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ, dày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất
Phân tích Chữ người từ tù không những cần để cao thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải ngơi ca cái "biết sợ" của những nhân vật này nữa.
Khi ông Huấn còn coi viện quản ngục chi là viên quản ngục, ông đã tỏ thái độ cố tình khinh bạc đến mức tàn nhẫn: "Ngươi hỏi ta muốn gỉ? Ta chỉ muốn có một điều là ngươi đừng tới quấy rầy ta". Nhưng khi hiểu rằng, quản ngục chỉ là cái áo khoác, đây thực chất là một tấm lòng biết quý cái tài, cái đẹp, biết trọng cái tốt lành trong sạch, thì ông Huấn đâu có cứng rán, lạnh lùng nữa: "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngườỉ. Nào ta biết, đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nửa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".
• Còn viên quản ngục? Cái cử chỉ đẹp nhất, cảm động nhất của nhân vật này lại chính là cái cử chỉ khúm núm trước người tử tù cái đêm Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Sau khi cúi đầu lắng nghe mấy lời khuyên rãn của người tù: "Ngục quản cảm động, vái tên tù một vái và nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn. Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
Chính Cao Chu Thán, nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tủ tù, có một câu thơ thật đẹp, thật sang:
Nhất sinh đê thủ bải mai hoa
(Một đời chi biết cúi đầu lạy hoa mai)
Cái cúi đầu của thày quản ngục vái lạy Huấn Cao chính là cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai vậy