Viết bài thuyết minh giới thiệu khái quát về văn học dân gian Việt Nam với đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường

Trước khi văn học viết nở rộ, văn học Việt Nam tự hào với nền văn học dân gian - giai đoạn văn học có nhiều nét độc đáo.

Văn học dần gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng lưu truyền trong nhân dân. Đó là một bộ phận có vị trí và vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của văn học dân tộc.

Vãn học dân gian là văn học của quần chúng lao động được ra đời từ rất sớm. Khi văn học viết ra đời, văn học dân gian vẫn tiếp tục phát triển chủ yếu trong các tầng lớp bình dân, bao gồm cả những trí thức mà tư tưởng và sinh hoạt gần gũi với nhân dân lao động. Loại hình văn học này .gắn bó với đời sống và tư tưởng, tình cảm của quần chúng lao động, là hình thức nghệ thuât tập thể thể hiện ý thức cộng đồng của các tầng lớp dân chúng như tình cảm gia đình, tình cảm đối với quê hương đất nước, cộng đồng người, ...

Văn học dân gian Việt Nam cũng còn là văn học của nhiều dân tộc. Các dân tộc ở Việt Nam dù khác nhau về dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đều có gia tài văn học dân gian mang bản sắc riêng đóng góp vào kho tàng văn học dân gian chung của cả nước như Đẻ đất đẻ nước, trường ca Đam săn, Trái tim Đan-kô... của người Mường, người Ba-na, người Ê-đê...

Văn học dân gian Việt Nam có nội dung phong phú, phản ánh chân thực cuộc sống, lí tưởng xã hội và đạo đức của nhân dân lao động các dân tộc, được đánh giá như “sách giáo khoa về cuộc sống”. Ớ đó chứa đựng một kho tàng các truyền thống nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc. Văn học dân gian có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của văn học viết. Trong lịch sử văn học Việt Nam trước đây và trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay, văn học dân gian luôn là ngọn nguồn vô tận cho sự sáng tạo. Các nhà thơ tài hoa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... rồi sau này là Tố Hữu, Hồ Chí Minh... đều kế thừa ở văn học dân gian những thi liệu, thi pháp... quý báu nhự thể thơ lục bát, các hình ảnh thơ...

Văn học dân gian và văn học viết đều là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ, song văn học dân gian có những đặc trưng khác với văn học viết về phương thức sáng tác và lưu truyền, về' phương pháp miêu tả và biểu hiện đời sống.

Văn học dân gian, trước hết đó là những sáng tác truyền miệng và tập thể.

Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Phải hiểu phương thức truyền miệng như một nhu cầu văn hoá, nhu cầu sáng tác và tiếp nhận trực tiếp, giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên của cộng đồng. Phương thức truyền miệng tạo nên tính diễn xướng và liên quan chặt chẽ tới phương thức sáng tác tập thể của văn học dân gian. Mặc dù lúc đầu có thể do một cá nhân sáng tác nhưng trong khi lưu truyền qua những người khác nhau, những địa phương khác nhau, ở những thời gian khác nhau, tác phẩm văn học dân gian luôn có khả năng tiếp nhận yếu tố sáng tác mới và trở thành sở hựu tập thể. Đặc điểm về truyền miệng và sáng tác tập thể tạo nên tính dị bản và đặc trưng về nội dung của tác phẩm văn học dân gian: chỉ quạn tâm tới những gì chung cho cả cộng đồng người, là tiếng nói chung của cộng đồng. Cho nên, trong các tác phẩm văn học dân gian thường có những yếu tố được lặp đi lặp lại nhiều lần, những cậch thức cấu tạo hình tượng tương đồng giữa các tác phẩm. Có thể lấy dẫn chứng từ cụm bài ca dao được bắt đầu bằng hai tiếng Thân em. Ta có thể bắt gặp rất nhiều bài ca dao như thế:

Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như giếng giữa dàng

Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân...

Ngôn ngữ và phương pháp nghệ thuật của văn học dân gian mang một số đặc điểm cơ bản, đặc trưng.

Trước hết, văn học dân gian dùng ngôn ngữ nói (lời nói - tục ngữ, lời hát - ca dao, lời kể - truyện dân gian). Ngôn ngữ văn học dân gian thường giản dị và còn giữ lại nhiều đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Về phương pháp nghệ thuật, văn học dân gian có cách nhận thức và phản ánh hiện thực đặc trưng. Đó là cách cảm, cách nghĩ hồn nhiên gắn với tín ngưỡng, tập tục dân gian; là phương pháp phản ánh hiện thực một cách kì ảo, mô tả qua trí tưởng tượng.

Dựa theo những đặc điểm giống nhau cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, có thể thấy văn học dân gian Việt Nam có những thể loại chính như thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngộn, tục ngữ, câu đố, ca dao - dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu.

Ngày nay, văn học dân gian không phát triển mạnh mẽ như trước song đó đã trở thành niềm tự hào của văn hoá Việt Nam. Các nhà thơ, các nhà văn, các tác giả văn học viết vẫn tìm được ở đó những quặng vàng cho sáng tác. Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc giới thiệu văn học dân gian của dân tộc mình ra thế giới để nguồn sáng ấy trở thành tài sản chung của nhân loại.

BÀI CÙNG NHÓM