Nhà thằng Quỳ sông trong một căn hẻm sâu hun hút và hẹp té. Hẹp đến độ tưởng chừng như khó mà trở đầu nổi dù chỉ là một chiếc xe máy. Thật vô cùng lợi hại. Đó là lời nói của anh cu Bi con bác Tư ở nhà đốì diện. Mỗi lần nhìn thây anh cu Bi trở đầu xe, thằng Quỳ ngồi ngó chăm chăm, mắt mũi há hốc như xem xiếc.
Anh cu Bi dựng chiếc “quây tàu” của anh ngay chính giữa hẻm. Anh gạt chân chông xuống, tay trái nắm lấy ghi-đông xe, tay trái nắm lấy cái poo-ba-ga phía sau yên xe. Anh nghiêng chiếc xe về phía bên phải rồi xoay xe một nửa vòng tròn, tức là 180 độ chẵn một cách gọn lỏn, giông như thầy giáo Hùng vẫn dùng tay vẽ hình tròn trên lớp vậy, thậm chí còn tròn trịa hơn cả thầy vẽ nữa. Lúc nào cũng vậy, trước khi rồ ga lao xe ra khỏi hẻm, anh cu Bi lại nheo mắt nhìn Quỳ. Hàng hàng chân mày của anh dùn lại, chạy rùng rùng như hai con sâu róm. Anh lại nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” chú em ạ.
Nhưng đâu phải ai cũng như anh cu Bi, cũng đều đi xe “quậy tàu”. Một lần, chị Kim Xuân con bác Chí kế nhà Quỳ đi làm, có anh nào đó đưa về. Anh này ăn bận láng bóng, rất mốt với mái tóc cắt ngắn, chải keo ướt rượt, vuốt nhọn ra như con nhím đang “uýnh lộn”, lại còn nhuộm vàng vàng giống y chang mấy trái sầu riêng Thái Lan mà bác Chí gái vẫn đẩy đi bán hàng ngày, anh này đi chiếc xe to kềnh càng, nhìn như chiếc xuồng ở mấy vùng sông nước. Chiếc xe to và nặng đến nỗi anh ấy chẳng thế nào trở đầu được, ngay cả với sáng kiến của anh cu Bi. Vậy là bà con trong hẻm xúm lại khiêng dùm anh chiếc xe. Xoay lên trở xuống một hồi, chiếc xe cũng trở đầu được. Nhìn đầu tóc anh bê bết mồ hôi, mặt mày tái nhợt, thấy mà tội. Rồi từ đó, không thấy anh đưa chị Xuân về nữa, không biết có phải tại cái hẻm này hẹp quá?
Sống trong hẻm hẹp có nhiều cái bât lợi, nhưng cũng có cái rất hay. Cái đó chỉ có thằng Quỳ là nhận ra. Nhà Quỳ nghèo lắm. Mà sống trong con hẻm này, chẳng ai có thể gọi là giàu được, chỉ gọi là nghèo nhiều hay nghèo ít mà thôi. Thằng Quỳ xếp nhà nó vào loại thứ nhất. Trước đây, khi ba nó chưa mất việc và má nó còn sống, nhà Quỳ đâu có ở đây. Bây giờ thì cha con dọn về căn nhà ọp ẹp này. Quỳ ngồi ở nhà mà có thể coi tivi bên nhà anh cu Bi rõ mồn một. Dù có đóng cửa, Quỳ vẫn biết được bên đó bữa nay ăn cơm có món gì, sáng sáng, tối tối, bác Tư thường nghe đài nào, chương trình gì. Nói chung nó tha hộ mà thưởng thức ké những thứ mà nó chỉ có được nếu quay về quá khứ.
. . May bữa nay, cuối hẻm có một anh sinh viên đến trọ học. Đêm đêm lại thấy anh mang theo một cái va-li nhỏ cùng cái “nhạc cụ” nghe rất vui tai để đi làm thêm. Cái “nhạc cụ” đó chỉ là một que sắt xiên qua gần chục cái nắp chai lọ đập dẹp, mỗi lần lúc lắc lại nghe kêu “lắc xắc, lắc xắc...”. Một tôi, tiếng lắc xắc chạy ngang nhà. Quỳ nghe ba hỏi chuyện anh sinh viên:
- Làm cái nghề này khá không chú em?
- Dạ, cũng ráng tằn tiện để ăn học chú ạ.
- Mỗi lần như vậy được bao nhiêu?
- Dạ đấm bóp năm nghìn, giác hơi cũng năm nghìn. Mà làm lâu lắm, gần cả tiếng đồng hồ lận.
- Làm xong chắc dễ chịu phải biết hén?
- Dạ khỏi phải nói! Chú để con làm thử! Anh sinh viên tranh thủ quảng cáo.
- Thôi thôi, chú em đi làm kẻo tôi.
Ba Quỳ từ chối khéo rồi quay vào nhà. Tiếng lắc xắc lắc xắc xa dần rồi mất hút. Trước khi đi nằm, ba Quỳ lẩm bẩm, không biết là nói với ai. “Nhanh ghê, mới đó mà sắp giáp năm rồi”.
Cái giáp năm mà ba nói, chính là ngày giỗ đầu của má. Quỳ vừa ngồi xem ké tivi nhà bác Tư vừa suy nghĩ mông lung, không biết mình có thể giúp gì cho ba. Thình lình, một cái bóng lướt trước mặt Quỳ rồi thắng két lại. Quỳ nói đùa:
- Nè, tự nhiên che mất cái tivi màn hình phẳng của em rồi nghen.
- Cái tivi này bự quá hả? Cái bóng mới lướt tới đùa cợt.
Quỳ không trả lời mà đánh trông lảng, “ứa, cái lắc xắc của anh đâu?”.
- Tao đang đi học mà mày. Muốn coi hôn? Lên xe đi.
Quỳ phóng tuốt lên xe, ôm anh sinh viên cứng ngắc. Tự nhiên nó đề nghị: “Cho em làm đệ tử anh nha”. Chiếc xe đạp chạy xiêu vẹo về phía cuối hẻm còn rớt lại câu nói quá đỗi ngạc nhiên: “Giỡn chơi hả mày?”.