Văn thuyết minh: Áo dài Việt Nam

(...) Ngược dòng thời gian tìm về nguồn cội, chiếc áo dài Việt Nam đầu tiên với hai tà áo thướt tha bay lượn đã được tiền nhân ghi khắc trên cổ vật, như trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ... từ trên ba ngàn năm trước.

Áo dài Việt Nam quả đã có một quá trình đi sát với lịch sử dân tộc để lắm phen khóc cười theo mệnh nước nổi trôi. Trải qua mười thế kỉ bị Trung Hoa đô hộ - một Trung Hoa vĩ đại về mọi phương diện - rồi ngót một thế kỉ dưới ách thống trị của Pháp - quốc gia đứng hàng đầu về thời gian quốc tế - tà áo dài Việt Nam vẫn uyển chuyến tung bay, biểu dương tinh thần bất khuất, đặc tính thích nghi với hoàn cảnh, và khiếu thẩm mĩ của người Việt.

Dưới thời kì bị Trung Hoa đô hộ, dân ta đã bao phen bị người Tàu ra lệnh đồng hóa: Đàn ông phải dóc tóc bím đuôi sam, đàn bà phải cắt tóc ngắn và mặc quần thay vì mặc váy, mọi người đều phải để răng trắng không được nhuộm... Nhưng những cổ vật tiền nhân để lại cho thấy người Việt xưa vẫn búi tóc, vẫn mặc áo dài và váy.

Chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lứng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài, về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thủng. Cố nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép giày.

Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân với váy xắn quai cồng để tiện việc gồng gánh, nhưng vẫn không làm giảm nét đẹp của người nữ.

Tuy nhiên, thời trang Việt Nam cũng thay đổi theo thời gian. Phụ nữ tỉnh thành chế biến kiểu áo ngũ thân từ áo tứ thân để có dáng dấp trang trọng hơn.

Áo ngũ thân cũng cắt may giống như áo tứ thân nhưng vạt trước là một vạt lớn như vạt sau, còn vạt nửa trước bên phải của áo tứ thân nay trở thành vạt con. Áo ngũ thân, che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sông tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.

Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo quan niệm Nho giáo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Áo ngũ thân không những tôn vinh giá trị cao quý của người nữ trong gia đình cũng như xã hội, mà còn gói ghém nhân sinh quan của dân tộc: Con người nhờ cha sinh mẹ dưỡng, khi thành thân có cha mẹ người bạn đời cùng che chở bao bọc là tứ thân phụ mẫu, luôn tôn trọng đạo làm người và giữ lòng nhân ái, ăn ở có nhân nghĩa trên kính dưới nhường, biết nơi trọng chỗ khinh, biết suy luận tính toán và giữ vững niềm tin nơi người.

Tuy nhiên, quá trình chiếc áo dài chưa chịu ngưng ở kiểu ngũ thân. Nhật nhật tân, hựu nhật tân, nhất là trang phục.

Sau Đông phương, áo dài Việt Nam một lần nữa chịu ảnh hưởng Tây phương, bởi thời trang cũng đi liền với lịch sử. Nhưng cũng một lần nữa, tinh thần bất khuất của dân tộc Việt lại được biểu lộ qua chiếc áo dài.

Việt Nam thoát ách đô hộ của người Tàu không bao lâu thì lại rơi vào tay người Pháp. Khi văn hóa Lang - sa tràn vào nước ta thì chữ quốc ngữ thay thế chữ Nôm và Hán, và cách ăn lối nói ở của ta cũng dần dần thay đổi và cố nhiên áo quần cũng chịu ảnh hưởng. Một nhân vật có tên là Cát Tường - có nhiều người cho đó là một nghệ sĩ tên là Nguyễn Cát Tường - tung ra kiểu áo dài mới mệnh danh áo lemur. Chữ lemur viết trại theo danh từ Pháp le mur có nghĩa là cát tường viết tên họa sĩ Cát Tường. Áo lemur ra đời vào năm 1930 lúc nhóm Tự lực văn đoàn cổ xúy cải cách xã hôi, và được cổ động mạnh mẽ trên báo Phong hóa, gây chấn động tại các đô thị, nhất là tại Hà Nội, nơi từng được mệnh danh là đất ngàn năm văn vật.

Áo lemur cắt may hoàn toàn theo lối Tây phương nối với ráp tay phồng, cổ bòng, cố lá sen, vạt áo không nối sống nữa vì hàng vải mới sản xuất hoặc nhập cảng từ Pháp có khổ rộng hơn hàng hóa nội thời đó, nhưng vẫn giữ nguyên hai tà dài với gấu áo viền tròn nên tà áo không được mềm mại, được các cô tân thời dùng khăn "san" bằng "voan" mỏng quấn lơi quanh cồ đế' níu kéo nét dịu dàng yểu điệu. Áo mặc với quần dài trắng, chân mang giày cao gót, vai đeo bóp đầm, che dù tránh nắng. Phụ nữ thời đại cải cách này không nhuộm răng đen nữa mà đế trắng, tóc vấn trần hoặc búi lòng, rẽ ngôi lệch.

(...) Bốn năm sau khi áo Lemur xuất hiện và chết yếu, vào năm 1934, họa sĩ Lê Phô đã-cải tiến Lemur, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ, không nối vai nối tay, không tay phồng cổ hờ ma vẫn cổ kín vạt áo dài không viền tròn nhưng ôm sát thân người để hai tà áo mềm mại tự do bay lượn.

Chiếc áo dài cách tân này được hoan nghênh nhiệt liệt trong Hội chợ Nữ công Đà Nẩng năm 1934 với gian hàng phụ nữ có các bà các cô đứng bán bánh mứt và đồ thêu đan, đoan trang hiền thục dịu dàng với áo màu quần trắng tóc búi lỏng hoặc vấn trần hay vấn khăn nhung. Tới đây, chiếc áo dài dung hòa được mới với cũ để tôn vinh những nét đẹp của người nữ và tìm được nhân dáng chính xác, để đứng vững từ đó cho đến bây giờ. (...)

BÀI CÙNG NHÓM