Văn nghị luận: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh)

I. Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Du, về nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều.

1. Tác giả.

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tô" Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc thời Lê - Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng làm Tể tướng; anh là Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phủ Chúa, được Trịnh Sâm trọng vọng. Nguyễn Du chỉ đỗ "Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc".

Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca:

"Bao giờ Ngàn Hống hết cây,

Sông Rum hết nước, họ này hết quan".

Nguyễn Du chỉ làm một chức quan nhỏ dưới thời Lê - Trịnh. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Du lúc thì dạt về quê vợ ở Quỳnh Hải, Thái Bình; lúc thì lặn lội về xứ Hồng Lĩnh quê nhà. Ông trải qua "mười năm gió bụi", có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc. Ông tự xưng là "Hồng Sơn liệp hộ" (người đi săn ở núi Hồng), "Nam Hải điếu đồ" (Người câu cá ở biển Nam Hải):

"Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,

Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiên!".

Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, ông đã bước lên đỉnh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung Quốc (1813-1814), giữ chức Hữu Tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh và qua đời.

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm. về chữ Hán có 3 tập thơ:

- Nam trung tạp ngâm.

- Bắc hành tạp lục.

- Thanh Hiên thi tập.

Về thơ chữ Nôm có:

- Truyện Kiều.

- Văn chiều hồn.

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta: "Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du, Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.
Kính gửi Cụ Nguyễn Dư - Tố Hữu).

2. Nguồn gốc và giá trị 'Truyện Kiều"

a. Nguồn gốc:

Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc mà sáng tạo ra “Truyện Kiều" bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ, đậm đà màu sắc Việt Nam.

b. Giá trị:

- “Truyện Kiều” thấm nhuần tinh thần nhân đạo cao đẹp và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc.

- “Truyện Kiều” là một công trình nghệ thuật, về ngôn ngữ, về thơ lục bát, về tả cảnh, tả tình, tả người,... bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du trở thành mẫu mực cổ điển vô song.

II. Tóm tắt “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Dưới thời Gia Tĩnh triều Minh, ông bà Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh được 3 người con, hai gái, một trai:

"Một trai con thứ rốt lòng,

Vương Quan là chữ nối dòng nho gia.

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân".

Hai chị em Kiều có nhan sắc "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười", và đã đến "tuần cập kê".

Mùa xuân năm ấy, 3 chị em đi thanh minh. Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp chàng văn nhân Kim Trọng "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Sau cuộc kì ngộ ấy, KLiều và Kim Trọng yêu nhau, hai người thề nguyền "Trăm năm tạc một chữ "đồng" đến xương". Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liêu Dương "hộ tang" chú...

Sau đó, gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em Kiều bị bắt, bị tra tấn dã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản "sạch sành sanh vét cho đầy túi tham". Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá "vàng ngoài bốn trăm", để đút lót cho bọn quan lại, cứù cha và em. Nàng đã trao duyên cho Thúy Vân. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng được hồn ma Đạm Tiêm báo mộng là phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy, mắc lừa Sở Khanh. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra lầu xanh và lấy Kiều làm vợ lẽ. Họan Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.

Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên... Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải, khách biên đình tìm đến gặp Kiều. Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ "Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng". Một năm sau, Từ Hải đã có 10 vạn tinh binh, rạch đôi sơn hà, lập nên một triều đình "Năm năm hùng cứ một phương hải tần". Kiều báo ân báo oán.

Hồ Tôn Hiến "tổng đốc trọng thần" xảo quyệt lập kế "chiêu an". Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hắn bắt Kiều hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan. Hắn ép gả Kiều cho viên thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên đã cứu sông Kiều và đưa nàng nương nhờ cửa Phật.

Sau nửa năm về Liêu Dương..., Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, tìm đến vườn Thúy. Kim Trọng kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, được bổ đi làm quan. Cả gia đình tìm đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Bất ngờ vãi Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều còn sông, đang tu ở chùa.

Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc. Trong bữa tiệc đoàn viên, cả nhà ép Kiều phải lấy Kim Trọng, nhưng rồi hai người đã đem tình vợ chồng đổi thành tình bè bạn:

"Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".

BÀI CÙNG NHÓM
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.