Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" của Thanh Thảo

Trưởng thành từ những năm tháng chống Mĩ cứu nước, Thanh Thảo là một trong những cây bút có nhiều đóng góp quan trọng và đặc sắc cho thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông luôn được coi là một trong số không nhiều cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với nhiều khám phá, thể hiện mới lạ trên phương diện nghệ thuật. Đàn ghi ta của Lor-ca là một trong những sáng tác gây được nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc bồi những sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

Nét đặc sắc đầu tiên trong cách viết của Thanh Thảo ở bài thơ này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố ngôn từ, âm nhạc. Hoạ và nhạc vốn dĩ là những yếu tính của thơ. Thế nên mới nói “thi trung hữu hoạ”, “thi trung hữu nhạc”. Là cây bút ham cách tân, Thanh Thảo “cũng đã tạt sang âm nhạc vay mượn không ít vốn liếng đem về đầu tư cho thơ mình” (Chu Văn Sơn), ở các trường ca Những người đi tới biển, Những nghĩa sĩ cần Giuộc, Bùng nổ của mùa xuân, Đêm trên cát cấu trúc của những bản giao hưởng, xô nát đã được nhà thơ vay mượn và thể hiện khá nhuần nhuyễn. Vởi những bài thơ ngắn như Đàn ghi ta của Lor~ca, Thanh Thảo lại tổ chức văn bản theo thể thức của ' một bài hát. Hình tượng thơ và nét nhạc luôn sóng đôi để bay lên, câ't lên. Và để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn mò phỏng những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấ'u vẫn thường đệm cho người hát khi diễn nữa:

“những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li - la li - la lỉ - la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn”

Giai điệu lời thơ nghe như tiếng ghi ta lãng tử, hào hoa. Âm thanh li—la li-la cất . lên gợi tiếng đàn ngân nga, ngân nga không dứt.

Vẻ đẹp của bài thơ không chỉ nằm ở sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố thơ và nhạc trong cấu tứ mà còn ở những hình ảnh có sức gợi mở đa dạng, phong phú. Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Thực không dề hiểu trước hàng loạt các hình ảnh như: “tiếng đàn bọt nước”, “vầng trăng chếnh choáng”, “tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh”, “tiếng ghi ta tròn bọt hước”, “tiêng ghi ta ròng ròng”, “ giọt nước mắt vầng trăng”... Để “phá khoá” được sự súc tích trong những hình ảnh đó, chúng ta phải luôn ý thức rằng bài thơ là sự tích hợp những cảm xúc, sự thấu hiểu, đồng cảm, kính yêu của Thanh Thảo về cuộc đời người nghệ sĩ nổi tiếng Tây Ban Nha. Những hình ảnh trên còn được đan dệt bằng sự am hiểu thấu đáo lịch sử, truyền thống văn hoá của miền đất đã sinh ra Lor-ca. “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” là hình ảnh hàm chứa trong đó một nét sinh hoạt văn hoá (đấu bò tót) xen lẫn với một thời kì lịch sử đen tối của đất nước. Nó gợi nên khung cảnh chính trị, nghệ thuật Tây Ban Nha đương thời một nền chính trị độc tài, một nền nghệ thuật già nua. Lor-ca với tấm “áo choàng đỏ gắt” như một võ sĩ trên chiến trường vớỉ lời tuyên chiến, lời thách đấu mạnh mẽ. Hình ảnh “vầng trăng chếnh choáng - trên yên ngựa mỏi mòn”biểu trưng cho hành trình đơn độc của Lor­ca trên con đường của mình. Một hình ảnh cũng hết sức đặc sắc cùa bài thơ chính là hình ảnh hoa “li-la”. “Li-la” không chỉ gợi tiếng đàn mà nó còn là một loài hoa có màu tím ngát rất được người phương Tây ưa chuộng hoa tử đinh hương. Những tràng hoa như bật tím liên tiếp theo chuỗi âm thanh “li-la li—la” như để viếng hương hồn Lor-ca hay chúng là muôn ngàn đoá hoa của sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thương của thi sĩ? Tất cá những hình ảnh đâ'y đã góp phần xây dựng nên bức

Tượng đài về Lor-ca - nhân vật trữ tình của bài thơ.

Hình ảnh và nhạc điệu của bài thơ được nhà thơ hiện đại thể hiện bằng hệ thống ngôn từ mới mẻ, hiện đại. Bài thơ như giai điệu một bản nhạc, có phần nhạc đệm của đàn ghi ta. Chuỗi âm “li-la li-la” luyến láy sau hai câu thơ đầu gợi liên tưởng đến tiếng vang của chùm hợp âm sau tấu khúc mở đầu. Kết thúc bài thơ, Thanh Thảo tiếp tục để chuỗi âm đó cất lên như thể nó là chùm hợp âm vĩ thanh của bản hoà tấu. Nét đặc sắc trong ngôn ngữ thơ còn được biểu hiện ở những từ ngữ miêu tả âm thanh theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác ở đoạn thơ diễn tả nỗi đau thương trước sự thật phũ phàng:

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

Tiếng đàn ghi ta với những biến tấu khác nhau không phải về âm thanh mà về màu sắc, hình dáng đã thể hiện chân thực nỗi lòng Lor-ca lúc ấy: “Tiếng ghi ta nâu” trầm tĩnh nghĩ suy, “tiếng ghi ta xanh” thiết tha hi vọng, “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” bàng hoàng, tức tưởi, “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” đau đớn, nghẹn ngào..

Ngôn ngữ thơ không chỉ giàu nhạc tính, giàu hình ảnh mà còn gắn với cảm xúc, suy tưởng (“áo choàng đỏ gắt”, “áo choàng bê bết đỏ”, “chiếc ghi ta màu bạc”). Cũng có khi hệ thống ngôn ngữ biến hoá với những biện pháp tu từ so sánh (“chàng đi như người mộng du”, “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”), nhân hoá (“vầng trăng chếnh choáng”), ngoa dụ (“không ai chôn cất tiếng đàn”) ẩn dụ (“đường chỉ tay đã đứt - dòng sông rộng vô cùng”)...Để cảm nhận cho tường tận vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ, chúng ta không thể bỏ qua những sáng tạo độc đáo, những cách tân mới mẻ như thế trong lối viết của Thanh Thảo.

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được xuát bản năm 1985, thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Ph.G.Lor-ca - nhà thơ thiên tài Tây Ban Nha. Sự ngưỡng mộ người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật .của thế kỉ XX là nguyên nhân cốt lõi làm nên những đặc sắc nghệ thuật của thi phẩm này

BÀI CÙNG NHÓM