Anh (chị) nghĩ gì về bạn và chọn bạn

Sống trong xã hội, hầu như người nào cũng có bạn hữu. Có bạn tốt và có bạn xấu. Bạn tri âm, bạn tri kỉ, bạn chí thân... là nói về bạn tốt. Trái lại có loại bạn sớm nắng chiều mưa, có kẻ lừa thầy phản bạn, khi vui thì có bạn, lúc hoạn nạn thì hết bạn!

Khổng Tử chia bạn tốt ra làm ba loại: bạn chính trực, bạn biết giữ chữ tín, bạn có kiến thức uyên bác. Đó là những con người thẳng thắn khuyên ngăn những sai lầm, khiếm khuyết của bạn, không bao giờ sai hẹn, sai lời, lúc hoạn nạn, khó khăn, lúc vui, buồn, lúc sống, chết đều có nhau; bạn có vặn hóa, có học vấn, từng trải... cé thể giúp ta mở mang kiến thức, vươn lên một tầm văn hóa mới: thành người có học và có hạnh, một nhân cách văn hóa. Câu chuyện cổ, vở chèo cổ rất được nhân dân ta yêu thích mang tên Lưu Bình - Dương Lễ ca ngợi tình bạn đẹp thủy chung như thế. Nhà thơ Chính Hữu có bài thơ Đồng Chí nói về thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954) từng gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau cùng chung lí tưởng chiến đấu cao cả.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ...

... Đêm nay rùng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Trong cuộc sống, có nhiều tình bạn rất đẹp: giúp nhau công việc, vốn liếng làm ăn, vượt qua số phận, vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu. Có nhiều thứ tình bạn: bạn đồng học, bạn tuổi thơ, bạn đồng hương, bạn đồng khoa, bạn đồng tuế... Bạn tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên của thời áo trắng là thật đẹp, đáng tự hào. Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyên và Tiến sĩ Dương Khuê là hai bạn đồng khoa cuối thế kỉ XIX. Đọc bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyên, ai cũng cảm động về một tình bạn thủy chung:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

vẫn sớm hôm, tôi bác cùng nhau,

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong lúc gặp gã khác đâu duyên trời.

Khổng Tử cũng chia bạn xấu làm 3 loại: bạn chỉ biết khua môi múa mép, bạn miệng nam mô bụng bồ dao găm, bạn chỉ ba hoa nói mà không làm. Đó là những kẻ đạo đức kém, hai mặt tráo trở, sẵn sàng bán rẻ lương tâm, bán rẻ bạn bè cho quỷ dữ. Tục ngữ có câu: “Tin bạn mất vợ, tin bợm mất bò”. Bạn xấu nhan nhản khắp nơi; loại bạn này đáng sợ lắm!

“Buôn có bạn, bán có phường”, “Ba đi vừa gặp bạn hiền/ Sướng bằng ăn quả đào tiên trên trời”. Bạn hiền là bạn tốt. Trong cuộc đời, ta không nên tin và kết bạn với những người chỉ biết nói mà không hề làm, chỉ biết đàn dúm vui chơi hưởng lạc, thấy lợi quên bạn, “tham vàng bỏ ngãi”, khi bạn gặp bất hạnh thì ngoảnh mặt làm ngơ, thậm chí còn ngấm ngầm hại bạn.

Kết giao bạn bè có quan hệ rất lớn đến sự trưởng thành, đến sự thành bại trong sự nghiệp. Tuổi thơ được sống trong tình bạn đẹp, được kết giao với bạn tốt mà trở nên chầm ngoan, học giỏi. Nếu giao du với bạn xấu thì sớm muộn cũng trở thành ăn chơi đua đòi, nhác học, trôn học, bỏ học, thành học sinh hư, cá biệt. “Gần mực thì đen” là điều ta cần biết, cần nhớ.

Hậu quả của việc chơi với bạn xấu, kết giao với bạn xâu thật đáng sợ. Có người bị bạn xấu lừa mà bị tổn thất tài sản, trắng tay. Có người chơi với bạn xấu mà dấn sâu vào vòng tù đày, tội lỗi. Có người không thận trọng khi kết bạn mà bị bạn lừa, tan nát cả gia đình, thậm chí mất cả mạng sống của mình.

A dua theo bạn xấu là không nên. Phải tránh xa những kẻ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Có trải qua hoạn nạn, khó khăn, ta mới phân biệt được bạn xấu, bạn tốt, bạn hiền, bạn thủy chung...

Bước vào đời, không ai có thể sống cô đơn, cô độc. cần được sum vầy, trong bạn bè. Người xưa có nhắc: “Phải quảng giao để tìm tri âm, tri ki”, để được sống hạnh phúc. Cổ ngữ có câu: “Nhân sinh, đắc nhất tri kỉ, túc hĩ”, nghĩa là trên đời mà có được một người bạn tri kỉ, thế là đủ”. Có phải vì thế mà Nguyễn Sưởng, một danh sĩ thời Trần đã viết: “Trải qua biển hồ mười năm mà ít tri kỉ” (Hồ hải thập niện tri kỉ thiểu). Đó là sự thật, vì ở khắp mọi nơi, sỏi, đá thì nhiều mà vàng, ngọc thì ít!

Chọn bạn mà học hành, làm ăn. Chọn bạn để được sống hạnh phúc trong tình người. Một vân đề, một việc rất hệ trọng, không hề đơn giản.

BÀI CÙNG NHÓM