Đề bài:
Nhà văn Pháp Gioóc-giơ Đuy-a-men (1884 - 1966) nói: “Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà quan trọng hơn là giúp chúng ta nhận thức thế giới, lí giải thế giới”. Bình luận câu nói ấy dựa trên cơ sở một truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết đã học
Bài làm:
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thế kỷ XIX, tiểu thuyết đã được cói là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ. Là một hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có những khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội. Chính vì vậy, nhà văn Pháp Giooc-giơ Đuy-a-men (1884 - 1966) đã nói: ‘-‘Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiều thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta mà quan trọng hơn là giúp chúng ta nhận thức thế giới, lí giải thế giới”. Nhắc tới câu nói này, tôi chợt nhớ đến Mikhain Sôlôkhôp 1905 - 1984), nhà văn Nga được giả thưởng Nôben về văn học năm 1965. Tác phẩm “Số phận con người” của ông đã chinh phục hàng triệu trái tim độc giả vì nó chứa đựng tầm khái quát sử thi với dung lượng hiện thực và tư tưởng sâu rộng, lớn lao, kết tinh những dồn nén, suy tư suốt mười năm của nhà văn về chiến tranh, về sức mạnh tinh thần và sô’ phận con người, về tính cách Nga chí trong khuôn khổ một truyện ngắn.
Gioóc-giơ Đuy-a-men đã đưa ra lời luận bàn có ý nghĩa sâu sắc khi nói tới tiểu thuyết, một loại thể đã để lại trong kho tàng văn học thế giới những thành tựu rực rỡ. Nếu chỉ để mua vui cho chúng ta, tiểu thuyết đã không đứng ở vị trí then chốt trong đời sống vãn học nhân loại trong suốt hơn một thế kỉ. Với những đặc trưng thể loại riêng biệt, tiểu thuyết đã đem lại cho con người sự nhân thức thế giới, lí giải thế giới một cách sâu sắc. Bài viết chọn truyện ngắn “Số phận con người” của nhà văn Mikhain Sôlôkhôp để chứng minh lời luận bàn của Giooc-giơ Đuy-a-men là bởi trong giới hạn hạn hẹp về ngôn từ nhưng tác phẩm dã mang sức khái quát hiện thực lớn lao, giúp con người có thể nhận thức và lí giải số phận lịch sử của nhân dân Xô viết.
Trong lễ trao giải Nôben năm 1965, Sôlôkhôp đã phát biểu như sau: “Nói với con người sự thật, đôi khi khắc nghiệt, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người niềm tin ở tương lai... Tôi mong muốn tác phẩm của mình giúp con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người, khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người". Thật vậy, tác phâm củạ ông luôn là tấm gương phản chiếu hiện thực để từ đó con người có thể nhận thức, lí giải thế giới đồng thời mở rộng trái tim hướng tới cái chân - thiện - mĩ cao cả. Tác phẩm là câu chuyện vê một con người bị só phận khắc nghiệt nhấn xuống chìm nghỉm nhưng đã kiên cường đứng vững bằng tình yêu thương và lòng dũng cảm, đã gieo vào lòng ngựời đọc niềm tin và hi vọng vào con.người, vào cuộc sống sau bao đau thương, mất mát trong chiến tranh. Với nghệ thuật kể chuyện giản dị, ngắn gọn mà chứa đựng một chiều sâu hiện thực và tâm lí nhân vật, truyện ngắn đã tác động mạnh mẽ, sâu xa, đầy cảm động tới trí tuệ và trái tim người đọc.
Cuộc đời nhân vật Anđrây Xôcôlôp phản chiếu một trang sử hào hùng, bất khuất mà cũng thấm đẫm nước mắt của đất nước và conngười Xô viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Số phận bình thường của anh không tách rời só phận lịch sử của đất nước, nhân dân với tất cả hào quang chiến thắng và gánh nặng của thương đau. Truyện ngắn đã giúp con người nhận thức về những số phận bị chiến tranh vùi dập. “Số phận” là từ chỉ họa phúc, sướng khổ, thường là họa nhiều hơn phúc, dành riêng cho cuộc đời mỗi người ngoài ýmuón của họ. Chiến tranh đã tạo nên bao só phận bất hạnh, khổ đau. Chiến tranh nổ ra, Xôcôlôp từ biệt vợ con ra trận. Sau một năm chiến đấu và bị thương anh bị bắt làm tù binh. Trải qua bao khổ cực, gian truân trong tù, Xôcôlôp vẫn giữ vững khí phách anh hùng của người lính Xô viết. Gặp dịp may được lái xe cho bọn Đức, anh trôn thoát, về hậu phương, anh mới biết tin vợ và hai con đã chết vì bom từ hai năm trước. Con trai lớn của anh cũng là một chiến sĩ Hồng quân, nhưng đã hi sinh đùng ngày chiến thắng trên đất Đức. Chắc chấn, só phận buồn đau không chỉ lựa chọn một mình Xôcôlôp mà còn vùi dập bao người. Họ là những con người nhỏ bé, trơ trọi, lang thang, “những hạt cát bị sức mạnh phủ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt”. Chiến tranh đã tước đoạt tất cả những gì quý giá nhất của họ: quê hương, gia đình, niềm tin yêu, hi vọng. Chiến tranh qua đi, trước mặt họ là khoảng không trống rỗng khủng khiếp: không nhà cửa, không vợ con, không niềm hi vọng. Từng bị hành hạ dã man trong lao tù của phát xít Đức, Xôcôlôp vẫn kiên cường đứng vững. Nhưng giờ đây, chạm mặt với sự thật tàn nhẫn nhất: “chôn trên đất "Đức niềm vui sướng và hi vọng cuối cùng”, tinh thần và thể chất dường như sụp đổ, anh “írở nên” như “người mất hồn”, trong anh như có cái gì “vỡ tung ra”. Dường như anh đã phải uóng trọn nỗi đau cùng cực của kiếp người. Xôcôlôp không dám về thành phó quê hương, Vôrônhegiơ. Có lẽ, nơi ấy giữ quá nhiều kỉ niệm êm đềm về gia đình, vợ con, mà bây giờ anh không dám đối mặt. Anh gần trở thành kẻ lang thang, ăn nhờ ỗ đậu, chìm vào men rượu để trón chạy quá khứ, tiêu sầu trong hiện tại. Nỗi buồn đau mất mát in đậm nét trên khuôn mặt anh: “cặp mắt nguội lạnh lúc nào cũng buồn thê thảm khiến người khác không dám nhìn thẳng vào”, vò xé trái tim anh: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vỉ đau khổ”, tàn phá sức khỏe anh: “quả tim của tôi đã rệu rã lắm rồi... có khi tự nhiên nó nhói lén, thắt lại, tôi chỉ sợ lúc nào đó đang ngủ mà tôi chết luôn...".
Chiến tranh không chỉ nhấn chìm con người dày dạn, kiên cường như Xôcôlôp mà ngay cá bé Vania thơ ngây, mới năm, sáu tuổi, “cặp mắt cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”, cũng vì chiến tranh (“bố chêt ở mặt trận, mẹ chêt bom”) mà trơ trọi, đói khát, lang thang (“ai cho gì ăn nấy, bạ đâu ngủ đấy, quần áo rẳch bươm như xơ mướp, bẩn như ma lem”). Đù đang tuổi thơ dại nhưng chú bé cũng y thức được nỗi bất hạnh của mình qua thái độ “dôi lúc lặng thinh, tư lự” và “những tiếng thở dài” như vết dao khía vào tim Xôcôỉôp. Tâm hồn anh vần luôn bị dày vò bởi những kí ức ngày hôm qua. Cứ tưởng những gì yêu quý nhất đã mãi mãi mất đi là nỗi khổ đau nhất, vậy mà kí ức về nó lại là những vết thương nhức nhối, không ngừng rỉ máu. Xôcôlôp nhiều đêm không ngủ: “hầu như đêm nào tói củng chiêm bao thấy những người thân đã quá cố”. Trong giấc chiêm bao của hiện tại, cũng như ngày xưa trong nhà tù phát xít, anh luôn mơ thấy mình đang trò chuyện với vợ con “qua hàng rào dây thép gai”. Cái hàng rào như ranh giới vĩnh viễn ngăn cách hai kiếp đời tự do và tù đầy, sống và chết, tồn tại và hư vô mà trước đây và bây giờ anh không bao giờ vượt qua được. Và điều kì lạ này, chính Xôcôlôp cũng phải thú nhận là “kì lạ”, ban ngày bao giờ anh cũng “trấn tĩnh được”, “không hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức dậy thì gối ướt đẫm nước mắt”. Ta bàng hoàng về những lới thú nhận đau đớn, về những giọt nước mắt của con người từng trải và dày dạn như Xôcôlôp. Thời gian không thể chữa lành vết thương trong trái tim anh. Ban ngày, nhờ nghị lực và lòng dũng cảm, Xôcôlôp vẫn giữ được bình tĩnh. Còn những giọt nước mắt vô thức, êm đềm chảy trong đêm diễn tá nỗi đau lấn sâu vào từng nếp gấp của trái tim anh, trái tim mang những buồn thương mà ý chí cũrig không làm sao xóa mờ, không tài nào kiểm soát nổi. Có nghĩa là, quá khứ không' hề mất đi mà trở thành nỗi đau mãi mãi làm nhức nhối tâm hồn Xôcôlôp.
Đâu chỉ mình Xôcôlôp đã khắc khoải chờ mong ngày hội ngộ với gia đình, Vania bé bỏng cũng thổ lộ yới “bố Xôcôlôp”: “Con biết thế nào bố cũng tỉm thấy con mà! Thế nào cũng tìm thấy mà! Con chờ mãi mọng được gặp bố!”. Dù biết bó đã hi sinh ở ngoài mặt trận nhưng Vania vẫn mãi mãi trông đợi ngày được gặp bố. Nhưng mọi chờ đợi của họ đều rơi vào vô vọng. Và đâu chỉ mình Xôcôlôp bị quá khứ ám ảnh, dày vò, kí ức thơ dại của Vania đôi lúc cũng trở về: “thỉnh thoảng .lại vụt sáng như quầng sáng mùa hạ, soi sáng tất cả trong chốc lát rồi vụt tắt”, bộc lộ bằng câu hỏi bất ngờ với Xôcôlôp: “Bố ơi cái áo bành tô bang da của bố đâu rồi?... Thế sao bô lụi tìm con lâu thế?”. Điếu đó khiến Xôcôlôp lo ngại bởi những kí ức ấy rất có thể sẽ lại là một vết thương, một ám ảnh buồn đau sống mãi trong tâm hồn Vania nếu em nhớ lại sự thực và ý thức được chính xác thân phận mình.
Những niềm đau kí ức như thế mãi mãi còn lóe sáng, làm đau đớn đời sống tinh thần hiện tại. Những đau thương, mất mát do chiến tranh đưa tới rõ ràng không thể chỉ tính trên phương diện vật chất mà phải đo bằng những vết thương mãi nhức nhối trong tâm hồn những người đã đi qua chiến tranh, kể cả trẻ thơ! Nỗi buồn đau buộc hai bố con Xôcôlôp quốc bộ khắp nước Nga: “Nỗi đau buồn không cho tôi ở lại lâu mãi một chỗ được”. Họ lại trở thành kẻ lang thang ngay Trên chính quê hương mình! Xôcôlôp vẫn hi vọng một lúc nào đó lòng anh “nguôi bớt nỗi buồn”. Nhưng có lẽ điều ấy mãi mãi chỉ là hi vọng.
Có thể nói, đây là cãi giá đắt nhất của chiến thăng: những đau khổ tột cùng do chiến tranh đem lại. Lên án chiến tranh, nhìn thẳng vào hi sinh, mất mát bên cạnh việc ngợi ca khí phách anh hùng của nhàn dân Xô viết là một cách nhìn mổi về chiến tranh của Sôlôkhôp. Đất nước Xô viết đã mất hai mươi triệu người trong cuộc chiến tranh này mà nỗi đau mênh mông ấy ở đây chi được bày tỏ qua hai số phận!
Bên cạnh việc người đọc có thể nhận thức về những số phận bị chiến tranh vùi dập, truyện ngắn “Số phận con người” của Sôlôkhôp còn giúp bạn đọc nhân thức được những tâ’m lòng nhân ái, dám vượt lên số phận.
Trước nỗi đau số phận ấy, Xôcôlôp tìm đến lãng quên bằng rượu. Anh bắt đầu có thói quen vào quán làm một ly rượu sau một ngày lao động cật lực: “Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy”. Lời tâm sự bộc lộ sự bế tắc và tuyệt vọng. Biết là nguy hại mà Xócôlôp vẫn cứ lao vào. Dường như anh đã không thể tránh được lối mòn tự hủy hoại được báo trước ấy
Nhưng khi gặp Vanịa, một số phận còn đáng thương hơn (bởi mới có năm, sáu tuổi mà em đã thành kẻ bơ vơ, trơ trọi bên lề cuộc đời) thì tình cảm và trách nhiệm của một người cha, tình yêu mến trẻ thơ - một tình cảm bản năng của mọi tấm lòng trung hậu đã thức dậy trong Xôcôlôp. Trái tim tưởng chừng hoàn toàn tan nát, chai sạn vì đau khố cùa anh lại đập những nhịp đập xúc động, cảm thông, lại chứa chan tình thương yêu, niềm trắc ẩn. Hình ảnh thằng bé “mặt mủi thì bê bết nước dưa háu”, “những cặp mắt cứ như những ngôi sao sáng ngài sau trận mưa đêm”, aríh thấy thích, thích đến nỗi “ỏắí đầu thấy nhớ nó”. Cái nhìn thương mến trẻ thơ một cách tự nhiên, bột phát, bộc lộ qua cách anh vui vẻ làm quen với Vania, rủ chú đi ăn trưa với những lời lẽ giản- dị. Nhạy cảm với nỗi đau trong trái tim bé bỏng của Vania, Xôcôlôp quyết định: “không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được”. Điều đó có nghĩa là anh cũng tự ý thức rằng mình đang chìm nghỉm với nỗi đau của mình bên cạnh một cuộc đời bất hạnh khấc. Quyết định nhân ái đó. đã thực sự nâng đỡ đời anh: “ngay lúc đó tâm hồn tôi bỗng nhẹ nhõm và bửng sáng”. "Nhẹ nhõm” và “bừng sáng”, những từ ấy không chỉ diễn tả'phút giây hiện tại mà còn bộc lộ cá một thực trạng trước đó cùa hồn anh:' u uất, tôi sầm, nặng trĩu bụồn đau. Tâm hồn anh trở nên nhẹ nhõm bởi anh đã tìm được lẽ sống của mình: thương yêu, đùm bọc kẻ bất hạnh khác là liều thuôc giúp khuây khỏa nỗi khổ của mình.
Niềm vui bất ngờ của tình cảm cha con không chỉ thổi luồng gió mới vào tâm hồn bé thơ của Vania, khiến cậu bé nhảy chồm lên, ríu rít mầ còn làm hồi sinh trái tim đã chai cứng vì đớn đau của Xôcôlôp: “mắt mờ di”, “hai tay lẩy bầy”, “tôi thấy lòng vui không tài nào tả xiết”. Sức mạnh của tình thương đã sưởi ấm sô’ phận của “hai hạt cát cô đơn bị chiến tranh thổi bạt”.
Tình thương Vania đã cứu vớt linh hồn Xôcôlôp, giúp anh trở về với cuộc sống bình thường. Nhận Vania làm con nuôi, Xôcôlôp .tự gánh lấy những trách nhiệm nặng nề: săn sóc từ cái ăn cái mặc, giấc ngủ, rồi mai đây còn việc học hành... những lo toan tỉ mỉ mà bàn tay đàn ông không thành thạo. Nhưng chính sự chăm sóc vụng về ấy làm ta cảm động vì ẩn đằng sau nó là một tình thương chân thành, mộc mạc, gốc rễ của một tấm lòng nhân hậu sâu xa.
'Người đọc có thể lí giải được ẩn sau con người Xôcôlôp là một tính cách Nga khiêm nhường mà quảng đại, dũng cảm mà nhân ái. Cuộc sống lao động, ý thức trách nhiệm trước Tổ quốc đã giúp Xôcôlôp, dù chỉ là một người Nga bình thường, giản dị nhưng vần mang dáng vóc cao cả.
“Số phận con người” đã giúp chúng ta nhận thức và lí giải một nội dung sâu sắc về triết học và thẩm mĩ. Đó là nội dùng mang ý nghĩa nhân loại: sức mạnh tinh thần có khả năng cứu vớt con người, và nhờ nó, con người có thể’ vượt qua sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh, xây dựng cuộc sống tự do, yên lành. Tác phẩm cũng là một minh chứng sinh động cho lời luận bàn của Giooc-giơ Đuy-a-men về tiểu thuyết, một loại thể có vị trí then chốt trong kho tàng văn học nhân loại.