Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vấn đề đạo thiên chúa trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây thời nhà Nguyễn (1802 -1858)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung bài viết cho thấy quá trình truyền bá đạo Thiên Chúa được thúc đẩy trên phạm vi toàn thế giới, và một phần nào đó cũng gắn bó chặt chẽ với quá trình bành trướng, xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. | VẤN ĐỀ ĐẠO THIÊN CHÚA TRONG QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY THỜI NHÀ NGUYỄN (1802-1858) TRẦN NAM TIẾN* * Hình thành từ thế kỷ I ở đế quốc Roma cổ đại, Thiên Chúa giáo1 ngày càng phổ cập và giữ vai trò thống trị trong cuộc sống tâm linh của người châu Âu. Vào các thế kỷ XV-XVI, khi người phương Tây phát hiện ra châu Mỹ và là con đường đi vòng quanh thế giới, bắt đầu trao đổi, buôn bán và chinh phục các vùng đất thuộc các châu lục khác thì Thiên Chúa giáo cũng trở thành một phương tiện thâm nhập hết sức quan trọng của họ. Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo thuộc nhiều dòng tu khác nhau đã theo các thuyền buôn thâm nhập vào các nước ngoài châu Âu để truyền đạo. Trên thực tế, quá trình truyền bá đạo Thiên Chúa được thúc đẩy trên phạm vi toàn thế giới, và một phần nào đó cũng gắn bó chặt chẽ với quá trình bành trướng, xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Do đó, cũng thật dễ hiểu khi Thiên Chúa giáo thường được xem như là “công cụ” của các nước thực dân phương Tây trong quá trình bành trướng ra ngoài châu Âu. Ở Việt Nam, sử cũ đã ghi lại, sự kiện năm 1533, một người phương Tây, Ignace đã lén lút lên truyền đạo ở xã Ninh Cường (Nam Trực, Nam Định), xã Trà Lũ (Thái Bình) và xã Quần Anh (Hải Hậu, Nam Định)2. Ở Đàng Trong, Pétrus Ký có ghi lại rằng năm 1596 dưới triều Nguyễn Hoàng đã có một giáo sĩ Tây Ban Nha tên là * TS. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh Diego Adverte đã tới giảng đạo Thiên Chúa3. Từ thế kỷ XVII, các giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam truyền đạo nhiều hơn. Trong quá trình truyền bá ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc, báo chí, văn chương, ngôn ngữ, lối sống, giáo dục “Trong hàng ngũ giáo sĩ có những người chỉ hoạt động vì đức tin và cũng có những góp phần truyền bá một số kỹ thuật phương Tây vào Việt Nam”4. Có thể xem các giáo sĩ chính là những người đầu tiên làm cầu nối, giới thiệu những tiến bộ của văn minh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN