tailieunhanh - Bảng tổng hợp các vấn đề liên quan đến bán đảo Sơn Trà

Nội dung của tài liệu trình bày về tầm quan trọng và giá trị của Bán đảo Sơn Trà hay vì sao cần cân nhắc kỹ các quyết định liên quan đến phát triển Bán đảo Sơn Trà, quá trình thu hẹp của diện tích rừng ở bán đảo Sơn Trà, những vấn đề pháp lý liên quan đến sự thu hẹp của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, một số vấn đề khác và những đề xuất, kiến nghị. | BẢNG TỔNG HỢP CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BÁN ĐẢO SƠN TRÀ (Tài liệu gửi kèm theo Thư khuyến nghị) 1. Tầm quan trọng và giá trị của Bán đảo Sơn Trà hay Vì sao cần cân nhắc kỹ các quyết định liên quan đến phát triển Bán đảo Sơn Trà? Nằm về phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp vịnh Đà Nẵng thuộc vành đai biên giới biển Việt Nam, phía Đông Bắc và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp đất liền, bán đảo Sơn Trà hội tụ đủ ba yếu tố về hệ sinh thái đặc biệt, vị trí quốc phòng an ninh trọng yếu và tiềm năm phát triển kinh tế. (i) Hệ sinh thái đặc biệt Đới bờ biển Sơn Trà – Đà Nẵng là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển. Đây là di sản, và kỳ quan địa chất – địa mạo, cùng tài nguyên vị thế đặc trưng. Nơi đây thường xảy ra tác động tương tác mạnh mẽ của cả 4 quyển gồm Khí quyển, Thạch quyển, Thủy quyển và Sinh quyển đã tạo ra một hệ thống cảnh quan đa dạng cùng nguồn tài nguyên phong phú vượt trội so với các vùng khác. Đới bờ biển Sơn Trà là một hệ thống tự nhiên bao gồm rừng ven biển, cồn đụn cát, đồng bằng, đồi núi, thủy vực cửa sông suối, và vũng vịnh. Núi Sơn Trà cao gần 700m, có khoảng ha rừng, trong đó một phần là đất đồi là nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc. Là một phần của Vùng sinh thái Trường Sơn - một trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu (WWF, 2010), bán đảo Sơn Trà lưu trữ đa dạng sinh học rất lớn. Đây là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật độc đáo với 985 loài thực vật bậc cao có mạch, gần 380 loài thú thuộc nguồn gen quý, hiếm cần ưu tiên bảo tồn. Khu vực biển xung quanh bán đảo Sơn Trà còn có hệ sinh thái san hô và cỏ biển quan trọng với 191 loài san hô cứng tạo rạn, 72 loài rong biển và 03 loài cỏ biển. Không chỉ có hệ động thực vật phong phú, Sơn Trà còn được ví như “lá phổi xanh” điều tiết khí hậu và là bức bình phong chặn gió bão cho TP. Đà Nẵng. Hệ thực vật với 985 loài hình thành nên 4 kiểu thảm thực vật rừng gồm (i) Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới; (ii) Kiểu quần hệ rừng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN