tailieunhanh - Thơ Thiền đời Lý - Trần

Thơ Thiền trong thời kỳ văn học Lý-Trần đã thể hiện những tư tưởng hết sức độc đáo. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa cõi Đạo và cõi Đời. Những bậc Thiền sư đã đem chất Đạo vào Đời và Đạo được nhìn dưới con mắt của Đời trần thế. Đọc thơ Thiền, người ta thấy ngời lên tư tưởng nhập thế của các vị Thiền sư. Đồng thời, qua mỗi vần thơ, người đọc còn thấy được bản lĩnh, ý chí về con đường đạt Đạo và thái độ sống lạc quan, tin tưởng của con người trong cuộc đời này. | Để đạt được Đạo cần có phương pháp, cách thức. Trong lời dạy trên, sư Quảng Nghiêm đã dùng một hình tượng rất mạnh là Phật Như Lai. Nhà sư đã khích lệ học trò của mình cũng như các đấng nam nhi rằng: phải có ý chí, phải có một con đường đi riêng cho bản thân mình để đạt được mục đích chứ không nên theo vết chân người đi trước, dù người ấy đã thành công như Đức Phật Như Lai. Như vậy, con đường đi đến sự giác ngộ không là mẫu số chung cho tất cả mọi người, kể cả những người tu hành mà vấn đề quan trọng hơn là tự mỗi cá nhân hãy hành động theo cách riêng của mình. Mặc dù đó là lời khuyên dạy về phương pháp tu hành nhưng cách nói của Quảng Nghiêm thiền sư nhằm khích lệ, động viên tính độc lập, chủ động sáng tạo của con người. Điều đó thể hiện lòng tin tưởng ở con người của Thiền sư và làm nên tính tích cực, hào khí của thời đại-một thời đại mà con người vừa thoát ra khỏi thân phận nô lệ, làm chủ đất nước, làm chủ bản thân mình, tràn đầy niềm tin vào tương lai của vận mệnh dân tộc. Và niềm tin ấy được nhân lên gấp bội trong lời của sư Pháp Thuận khi nói đến vận nước:

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.