tailieunhanh - Chương 3: MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN

Sau khi kết thúc chương này người học có thể: 1. Biết được môi trường quản trị và phân biệt được môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến tổ chức. 2. Hiểu được những yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng như thế nào đến các tổ chức. 3. Nắm bắt được các giải pháp quản trị nhằm hạn chế những bất trắc của các yếu tố môi trường. Tất cả các nhà quản trị dù cho họ hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải xét đến các yếu tố. | Chương 3 MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIÉN CHƯƠNG III MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ Sau khi kết thúc chương này người học có thể 1. Biết được môi trường quản trị và phân biệt được môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến tổ chức. 2. Hiểu được những yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng như thế nào đến các tổ chức. 3. Nắm bắt được các giải pháp quản trị nhằm hạn chế những bất trắc của các yếu tố môi trường. Tất cả các nhà quản trị dù cho họ hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải xét đến các yếu tố môi trường xung quanh họ. Trong khi họ có thể thay đổi chút ít hoặc không thể thay đổi các yếu tố này thì họ không có sự lựa chọn nào khác mà phải phản ứng thích nghi với chúng. Họ phải xác định ước lượng và phản ứng lại đối với các yếu tố bên ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của nó. Để có thể xem xét yếu tố môi trường đối với một doanh nghiệp người ta phải nắm vững thực trạng của môi trường vĩ mô để từ đó có thể đề ra những chiến lược kinh doanh thích hợp giúp tận dụng một cách hiệu quả mọi nguồn tài nguyên để đưa doanh nghiệp đến những thành công và lợi nhuận cao nhất. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến những tác động của yếu tố vi mô nhằm góp hoàn thiện khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh giúp các doanh nghiệp có những dự kiến quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện các chức năng quản trị của mình. I. Khái niệm môi trường . Khái niệm Danh từ môi trường environment chỉ các định chế hay lực lượng ở bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của một tổ chức. Theo quan điểm vạn năng Omnipotent view - Nhà quản trị là tất cả thì các nhà quản trị chịu trách nhiệm trực tiếp về sự thành công hay thất bại của tổ chức. Đó là quan niệm Nhà quản trị giỏi có thể biến rơm thành vàng. Nhà quản trị tồi thì làm ngược lại . Trong kinh doanh theo quan điểm này cũng vậy Nhà quản trị chịu trách nhiệm hoàn toàn. Ngược lại theo Robbins và cũng là quan điểm biểu tượng Symbolic view - Nhà quản trị chỉ là biểu tượng thì nhà quản trị chỉ có một ảnh hưởng giới hạn đến kết