tailieunhanh - TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 3

Cổ đại phương Đông thì khác. Trong quá trình lâu dài của nhận thức, hình như chưa bao giờ chủ thể và khách thể tách lìa hẳn nhau, “ngã” và “đại ngã” tức bản thể vũ trụ vẫn mai phục trong nhau, phân ra rồi hợp lại ngay đấy, hoặc khởi đầu là phân ra song đi đến tận cùng thì lại hợp lại, là một dạng tồn tại lưỡng thể cộng thông. | sinh ở phương Tây từ thời cổ đại Hy Lạp khi người ta bắt đầu biết khu biệt chủ thể với khách thể để từ đấy tìm mọi cách xác lập mối quan hệ giữa hai đại lượng và nhờ đó mà nẩy sinh những khái niệm công cụ làm cơ sở cho tư duy cũng là một bước ngoặt bản lề cho các khoa siêu hình học ra đời. Cổ đại phương Đông thì khác. Trong quá trình lâu dài của nhận thức hình như chưa bao giờ chủ thể và khách thể tách lìa hẳn nhau ngã và đại ngã tức bản thể vũ trụ vẫn mai phục trong nhau phân ra rồi hợp lại ngay đấy hoặc khởi đầu là phân ra song đi đến tận cùng thì lại hợp lại là một dạng tồn tại lưỡng thể cộng thông. Tư duy phương Đông cũng chưa đạt đến chỗ xuất hiện được những khái niệm then chốt cũng như những nguyên lý nhận thức then chốt -trừ Danh gia học phái - có khả năng cấp cho chủ thế một ý thức rạch ròi về khách thể. Suy xét duy lý đến đầu đến đũa là điều hoàn toàn vắng mặt trong trước tác của các bậc hiên triêt Trung Hoa. Một mặt người ta quan niệm cái chân lý mà mình tiệm cận không phải nhất thiêt ở phía này hay phía kia như hai mặt trắng và đen đối lập cũng không phải luôn luôn cứng nhắc ở giữa chữ trung dung không có nghĩa là đứng giữa như một sức ỳ mà chân lý gồm vào trong nó cả hai phía một cách năng động có lúc phải nghiêng vê phía này ít nhiêu và có lúc phải nghiêng vê phía kia ít nhiêu lưỡng hành . Và con đường đi đên chân lý là một chu trình thay đổi liên miên nhích vê bên này rồi nhích trở lại bên kia quyên có thay đổi thê thì mới đạt được sự hiển minh. Mặt khác việc thức ngộ chân lý không phải là một thao tác khổ công thực chứng. Nêu dùng thực chứng có khi suốt cả đời anh cũng chẳng nhận diện được cái gì cả bởi thực chứng chỉ đưa anh đên những gì giản đơn dễ thấy mà chân lý thì ít khi lộ diện nên giác quan hữu thức khó chạm được vào. Chân lý mà nhất là chân lý tối thượng vôn không phải là hữu nó là cái vô Đại âm hy thanh Đại tượng vô hình X s ot - Lão Tử chương 41 . Nó không phơi ra những đường nếp hình khôi. để cho giác quan chúng ta dễ dàng bám lấy. Thế .