tailieunhanh - Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một trong những chế định luật được hình thành khá sớm trong hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới. Luật cổ La Mã đã biết đến các biện pháp thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ1. Với những nỗ lực nhất định, trong thời gian qua, pháp luật Việt Nam về bảo lãnh được từng bước xây dựng, hoàn thiện. Những văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này phải kể đến:. | Khoa học pháp lý Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một trong những chế định luật được hình thành khá sớm trong hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới. Luật cổ La Mã đã biết đến các biện pháp thế chấp cầm cố bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ1. Với những nỗ lực nhất định trong thời gian qua pháp luật Việt Nam về bảo lãnh được từng bước xây dựng hoàn thiện. Những văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này phải kể đến Bộ luật Dân sự Việt Nam Nghị định 165 1999 NĐ-CP ngày 19 11 1999 của Chính phủ về các giao dịch có bảo đảm Nghị định 08 2000 NĐ-CP ngày 10 3 2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch có bảo đảm và các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên với yêu cầu sửa đổi bổ sung nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của BLDS sang toàn bộ các quan hệ tài sản- tiền tệ và quan hệ phi tài sản trong các lĩnh vực kinh tế- thương mại thì những qui định pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong BLDS hiện hành sẽ không thể điều chỉnh được toàn bộ các nhóm quan hệ này. Tự bản thân các qui định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS hiện hành chỉ dừng lại những qui định sơ khai nhất bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập nhất định. Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự kinh tế tại tòa án cũng thể hiện sự bất nhất trong áp dụng cácqui định pháp luật về bảo đảm. Nhiều bản án sơ thẩm về các giao dịch vay mượn trong dân sự tín dụng ngân hàng có liên quan đến bảo lãnh thế chấp cầm cố bị kháng cáo kháng nghị để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Trong số đó không ít các vụ án bị Toà phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng cáo kháng nghị tuyên huỷ trả lại cấp sơ thẩm xét xử lại. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra những suy nghĩ về các qui định pháp luật liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong sự so sánh đối chiếu với Dự thảo Bộ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN