tailieunhanh - Khơi dậy tình yêu di sản văn hóa trong trường phổ thông và đại học

Bài viết "Khơi dậy tình yêu di sản văn hóa trong trường phổ thông và đại học" hướng đến mục tiêu nhằm phát triển bền vững Tây Nguyên không thể không chú trọng bảo tồn và phát triển văn hóa. Chính vì thế để thế hệ trẻ ngày nay có ý thức bảo vệ, giữ gìn những nét đẹp trong truyền thống văn hóa Tây Nguyên nói riêng và văn hóa Việt Nam, nhiều tỉnh, thành phố đã kết hợp cùng các trường học đưa những bài giảng, hoạt động văn hóa thú vị, bổ ích về văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương vào chương trình học. Mời các bạn cùng tham khảo! | KHƠI DẬY TÌNH YÊU DI SẢN VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC A Ngưi32 Tóm tắt Tây Nguyên là một trong những vùng văn hóa lớn của nước ta được hình thành từ hàng nghìn năm về trước với những giá trị phong phú đặc sắc. Phát triển bền vững Tây Nguyên không thể không chú trọng bảo tồn và phát triển văn hóa. Chính vì thế để thế hệ trẻ ngày nay có ý thức bảo vệ giữ gìn những nét đẹp trong truyền thống văn hóa Tây Nguyên nói riêng và văn hóa Việt Nam nhiều tỉnh thành phố đã kết hợp cùng các trường học đưa những bài giảng hoạt động văn hóa thú vị bổ ích về văn hóa vật thể phi vật thể của địa phương vào chương trình học. Từ khoá Khơi dậy tình yêu di sản văn hóa phổ thông đại học 1. Giá trị đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng với văn hóa chữ viết trang phục âm nhạc dân gian văn hóa ẩm thực độc đáo. Tây Nguyên có nhiều di sản văn hóa vật thể phi vật thể hết sức quý giá như đàn đá cồng chiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian sinh hoạt cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc. Hiện nay Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như nhà rông nhà dài đàn đá tượng nhà mồ các lễ hội và kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca truyện cổ truyện ngụ ngôn lời nói vần những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một trong những di sản nổi tiếng là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cồng chiêng được sử dụng trong nhiều nghi lễ tín ngưỡng quan trọng được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu mà còn biểu tượng cho cuộc sống của cộng đồng các dân tộc bản địa bắt nguồn từ sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng như giá trị .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN