tailieunhanh - Thành phần và tần suất xuất hiện của nấm rễ nội cộng sinh (Arbuscular mycorrhizal fungi) trong đất vùng rễ và rễ cây rau trồng tại TP Hồ Chí Minh

Bài viết nhằm khảo sát đánh giá sự hiện diện của AMF trong đất vùng rễ và rễ cây rau được trồng tại TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tạo tiền đề cho các nghiên cứu sản xuất, ứng dụng sản phẩm sinh học có AMF trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. | Khoa học Nông nghiệp Công nghệ sinh học trong nông nghiệp thủy sản DOI 2 .60-65 Thành phần và tần suất xuất hiện của nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorrhizal fungi trong đất vùng rễ và rễ cây rau trồng tại TP Hồ Chí Minh Trương Phước Thiên Hoàng1 Lê Thị Thảo Như2 Lê Hoàng Phúc3 Trần Trọng Nghĩa1 Đào Uyên Trân Đa1 1 Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh khu phố 6 phường Linh Trung TP Thủ Đức TP Hồ Chí Minh Việt Nam 2 Khoa Khoa học Sinh học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh khu phố 6 phường Linh Trung TP Thủ Đức TP Hồ Chí Minh Việt Nam 3 Công ty TNHH Bio Nông Lâm 428 5 quốc lộ 1A khu phố 2 phường Tam Bình TP Thủ Đức TP Hồ Chí Minh Việt Nam Ngày nhận bài 12 9 2022 ngày chuyển phản biện 15 9 2022 ngày nhận phản biện 3 10 2022 ngày chấp nhận đăng 6 10 2022 Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định sự hiện diện và thành phần nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorrhizal fungi - AMF có trong đất vùng rễ và rễ cây rau 14 loại rau ăn lá được trồng tại các huyện Hóc Môn Củ Chi và Bình Chánh TP Hồ Chí Minh. Kết quả phân lập bào tử nấm nội cộng sinh dựa vào phương pháp rây ướt đã ghi nhận có sự hiện diện của AMF trong đất vùng rễ cây rau với trung bình mật số bào tử là 87 6 bào tử 50 g đất. Đối với tỷ lệ cộng sinh của AMF vào mô rễ không ghi nhận sự cộng sinh trong 4 loại cây rau dền cải xanh cải ngọt cải thìa nhưng có cộng sinh trong 10 loại cây còn lại với trung bình tỷ lệ cộng sinh là 6 6 . Định danh bào tử nấm nội cộng sinh dựa vào các đặc điểm hình thái học ghi nhận trong tất cả các mẫu đất thu được xuất hiện nhiều kiểu hình của 5 chi nấm gồm Glomus Acaulospora Gigaspora Scutellospora Sclerocystis và 3 kiều hình chưa xác định. Trong đó 2 chi Glomus và Acaulospora có tần suất xuất hiện nhiều nhất lần lượt là 43 9 và 39 6 . Từ khóa Acaulospora cây rau Glomus nấm rễ nội công sinh AMF . Chỉ số phân loại 1. Đặt vấn đề nhiều trên các loại cây trồng từ cây rau hoa cây ăn trái đến cây rừng. càng làm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN