tailieunhanh - Tự viện Phật giáo xứ Huế và miền Trung

Bài viết trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu đi trước và dữ liệu điền dã tháng 4 năm 2021 bước đầu đề cập đến tiến trình thành lập các tự viện xứ Huế và miền Trung từ thời các chúa Nguyễn đến nay. | 54 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2022 NGUYỄN HỒNG DƯƠNG TỰ VIỆN PHẬT GIÁO XỨ HUẾ VÀ MIỀN TRUNG Tóm tắt Điểm khởi đầu của Phật giáo xứ Huế và miền Trung có thể được ghi dấu bằng sự kiện năm 1558 Nguyễn Hoàng đem gia đình và thuộc hạ vào trấn trị xứ Thuận Hóa. Trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển di sản Phật giáo ở vùng đất này khá đa dạng cả về tự viện và tông môn phái. Bài viết trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu đi trước và dữ liệu điền dã tháng 4 năm 2021 bước đầu đề cập đến tiến trình thành lập các tự viện xứ Huế và miền Trung từ thời các chúa Nguyễn đến nay. Từ Khóa Tự viện Phật giáo xứ Huế miền Trung. Dẫn nhập Xứ Huế hay vùng đất Thuận Hóa xưa về vị trí địa lý thuộc vào dải đất miền Trung cụ thể hơn là miền Trung Trung bộ của Việt Nam. Song do đặc thù về địa chính trị - văn hóa đặc biệt là đặc thù về Phật giáo nên bài viết tách xứ Huế ra một phần riêng để trình bày. Mặc dù vậy Phật giáo xứ Huế luôn được bài viết đặt trong mối tương quan với Phật giáo miền Trung. Sự tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn kéo theo đất nước bị chia làm hai Đàng Trong - Đàng Ngoài. Đàng Trong đặt dưới sự cai quản tập đoàn phong kiến Nguyễn. Vào trấn trị Đàng Trong tập đoàn phong kiến Nguyễn tính kế thống lĩnh lâu dài vùng đất này. Chúa Nguyễn Phúc Khoát từng tuyên bố Nhà nước ta phát tích Ô Châu tên cũ vùng đất từ đèo Lao Bảo đến khu vực sông Thạch Hãn hay là sông Quảng Trị hiện nay . Phật giáo truyền bá và phát triển ở Việt Nam luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc vì vậy khi nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài 07 7 2021 Ngày biên tập 16 3 2022 Duyệt đăng 07 4 2022. Nguyễn Hồng Dương. Tự viện Phật giáo xứ Huế và Miền Trung. 55 Nam các nhà nghiên cứu thường phân kỳ theo sự phân kỳ của lịch sử dân tộc Việt Nam như Phật giáo thời Đinh - Tiền Lê Phật giáo thời Lý Phật giáo thời Trần. Tương tự nghiên cứu về Phật giáo xứ Huế và miền Trung các nhà nghiên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.