tailieunhanh - Thủy quân thời Chúa Nguyễn qua góc nhìn của người nước ngoài đương thời

Quân đội nói chung và thủy quân nói riêng của Đàng Trong hình thành muộn hơn rất nhiều so với của nhà Lê Sơ và các nước lân bang nhưng không vì thế mà sức mạnh bị đánh giá thấp. Ngược lại, thủy quân của chúa Nguyễn được các giáo sĩ, nhà sư và các thương nhân nước ngoài đến Đàng Trong lúc bấy giờ đánh giá rất cao và không thua kém gì so với thủy quân của châu Âu, đặc biệt là về chiến thuyền và kỷ luật quân đội. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế ISSN 2588 1213 Tập 126 Số 6A 2017 Tr. 211 220 THỦY QUÂN THỜI CHÚA NGUYỄN QUA GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯƠNG THỜI Đoàn Anh Thái Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế 28 Nguyễn Tri Phương Huế Việt Nam Tóm tắt. Quân đội nói chung và thủy quân nói riêng của Đàng Trong hình thành muộn hơn rất nhiều so với của nhà Lê Sơ và các nước lân bang nhưng không vì thế mà sức mạnh bị đánh giá thấp. Ngược lại thủy quân của chúa Nguyễn được các giáo sĩ nhà sư và các thương nhân nước ngoài đến Đàng Trong lúc bấy giờ đánh giá rất cao và không thua kém gì so với thủy quân của châu Âu đặc biệt là về chiến thuyền và kỷ luật quân đội. Từ khóa. Chúa Nguyễn thủy quân chiến thuyền sức mạnh 1. Đặt vấn đề Năm 1558 Nguyễn Hoàng dong buồm vào Nam đi trấn thủ vùng Thuận Hóa. Mặc dù mang danh đi trấn thủ nhưng đây là cách để Trịnh Kiểm đẩy Nguyễn Hoàng vào chốn không có chỗ nương thân dẫn đến diệt vong. Nhưng là một con người tài ba đã kinh qua bao cuộc chiến Nguyễn Hoàng đã nhanh chóng biến vùng đất mà người đời gọi là Ô châu ác địa thành một vùng đất gây dựng cơ nghiệp cho dòng họ Nguyễn vạn đại dung thân . Thuận Hóa Quảng Nam sau này là Thuận Quảng là vùng đất hẹp theo chiều ngang các cơ sở đều nằm gần ngay sát biển phía Đông là một dãi đồng bằng nuôi sống cả vùng. Cùng với địa hình bị cắt xẻ bởi những con sông chạy theo hướng Tây Đông nhà sư Thích Đại Sán đã gọi biển Đàng Trong là Cửa ngõ của Vương đô Cửa biển là cửa ngõ của Vương đô Thuận Hóa để đi thông qua các phủ khác. Vì đất nước Đại Việt chỉ là một dải núi dọc theo mé biển các đô ấp đều tựa núi day mặt ra biển núi cao sông hiểm cây rừng rậm rạp 10 Tr. 132 . Vì vậy để phù hợp với địa hình gắn liền với biển và những sông ngòi chằng chịt các chúa Nguyễn đặc biệt rất coi trọng xây thủy quân. Đó là chưa kể sau này các giao dịch buôn bán thông thương đều diễn ra ngay các cửa biển cùng với cuộc chiến với Đàng Ngoài thủy quân Đàng Trong đóng góp một phần quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ nên việc chú .