tailieunhanh - Thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Bài viết "Thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" tập trung phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống logistics ở vùng KTTĐMT. Mời các bạn cùng tham khảo! | THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Ths. NCS. Nguyễn Thị Việt Ngọc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Với sự hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều thành công cho nhiều quốc gia trên thế giới. Nói đến logistics là nói đến hiệu quả và việc tối ưu hóa trong các ngành các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung KTTĐMT có tiềm năng và lợi thế phát triển logistics. Trong những năm gần đây hệ thống logistics của vùng đã được quan tâm các loại hình dịch vụ ngày càng phong phú và số lượng các doanh nghiệp logistics cũng như doanh nghiệp sử dụng logistics tăng lên. Tuy nhiên hệ thống logistics khu vực này còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Đáng chú ý là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thực hiện chủ yếu các dịch vụ đơn lẻ số lượng năng lực chuyên môn lao động làm việc trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Trong khuôn khổ bài viết tác giả tập trung phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống logistics ở vùng KTTĐMT. Từ khoá logistics hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 1. Khái quát về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập từ năm 2008 gồm 5 tỉnh thành phố Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi và Bình Định với diện tích tự nhiên 7km2 chiếm 8 45 diện tích cả nước dân số 6 5 triệu người chiếm trên 7 0 dân số cả nước. Vùng KTTĐMT đã có 4 khu kinh tế ven biển gồm Chân Mây - Lăng Cô Thừa Thiên - Huế Chu Lai Quảng Nam Dung Quất Quảng Ngãi và Nhơn Hội Bình Định . Ngoài ra còn có 19 khu công nghiệp được Thủ tướng cho phép thành lập chiếm 5 8 số khu công nghiệp được cấp phép cả nước và khoảng 45 2 số khu công nghiệp của 14 tỉnh thành miền Trung. Đây là vùng kinh tế

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN