tailieunhanh - Ebook Lịch sử Hải Phòng (938-1888): Phần 2 (Tập 2)

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Lịch sử Hải Phòng (938-1888): Phần 2 (Tập 2) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Vùng đất Hải Phòng thời Mạc (1527 - 1593); vùng đất Hải Phòng thời Lê - Trịnh và Tây Sơn (1593 - 1802); vùng đất Hải Phòng thời Nguyễn (1802 - 1888). Mời các bạn cùng tham khảo! | HẢI PHÒNG Chương IV VÙNG ĐẤT HẢI PHÒNG LỊCH SỬ THỜI MẠC 1527 - 1593 CHƯƠNG IV Vùng đất Hải Phòng thời Mạc 1527 - 1593 185 I- TRIỀU MẠC THÀNH LẬP 1. Những tiền đề cho sự xuất hiện nhà Mạc ở Nghi Dương - Nạn chiếm ruộng đất công nông nghiệp sa sút Theo quy định của chế độ quân điền được xây dựng từ thời Lê sơ ruộng đất chia theo khẩu phần nên dù ít hay nhiều tùy theo diện tích đất của từng vùng nông dân vẫn có ruộng đất để canh tác đảm bảo đời sống dù còn rất hạn hẹp của họ. Nhưng đến những năm cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI tình trạng xâm chiếm ruộng đất công của địa chủ và quan lại trở nên phổ biến ở tất cả các địa phương. Năm 1510 Lê Tương Dực đã ban hành sắc chỉ quy định Khi ban cấp các hạng ruộng đất bãi dâu ao đầm thì cho phép các xứ cấp vào những chỗ còn lọt ở dân chưa vào sở quan cho quan Thái bộc tự mình đi tìm làm bản tâu lên giao xuống Hộ bộ và Thừa ty xứ đó cho khám xét làm bản tấu lên đợi chỉ chuyền giao cho Lễ bộ vâng mệnh thi hành làm sắc cấp cho các công hầu bá theo thứ bậc khác nhau 1. Như vậy với sắc lệnh này Nhà nước đã tước đoạt công khai phần đất công của các làng xã để chia cho quan lại làm ảnh hưởng sâu sắc tới chế độ quân điền đẩy người nông dân vốn đã ít ruộng đất để canh tác nay lại càng thiếu ruộng đất hơn nữa. Ở nông thôn tình trạng quan lại cướp đoạt ruộng đất của nông dân ngày càng phổ biến thêm vào đó là nạn cường hào ngày càng trắng trợn ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống của người nông dân sản xuất nông nghiệp giảm sút. 1. Đại Việt sử ký toàn thư Sđd . 186 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập II Từ năm 938 đến năm 1888 Để có kinh phí cho các cuộc hỗn chiến giữa các phe nhóm phong kiến liên tục xảy ra vua Lê Uy Mục đã phải tăng thuế khóa phu dịch khiến cho sức sản xuất của nông nghiệp thêm sa sút tiêu điều. Thêm vào đó nạn hạn hán năm 1512 vỡ đê năm 1513 đã để lại hậu quả nặng nề. Năm 1517 trong nước đói to nhân dân chết đói nằm gối lên nhau các huyện như Đông Triều Giáp Sơn ở Hải Dương Yên Phong Tiên Du Đông Ngàn ở Kinh Bắc chỗ nào trải .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN