tailieunhanh - Người Việt và các văn hoá ứng xử: Phần 2

Tiếp nội dung phần 1, Văn hóa ứng xử của người Việt: Phần 2 trình bày các bình diện ứng xử của người Việt; ứng xử truyền thống và hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo! | Phần II CÁC BÌNH DIỆN ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT 65 66 ỨNG XỬ CÁ NHÂN Sống trong xã hội con người không thể thoát ly khỏi xã hội. Ở bất kỳ chế độ xã hội nào kể cả khi chủ nghĩa cá nhân phát triển đến đỉnh điểm con người vẫn phải gắn với cộng đồng bởi lẽ tách khỏi cộng đồng cá nhân không được tiếp thêm sức sống trở nên bất lực cô đơn vô nghĩa. Ngày nay ở phương Tây người ta đề cao quot tự do quot và quot cái tôi quot cá nhân song vẫn có những tập tục quy ước mà con người phải tuân theo. Nếu con người biệt lập hoàn toàn với xã hội sẽ dẫn con người đến sự huỷ hoại và diệt vong. Cộng đồng giúp người ta cố kết để tồn tại nhưng vì cố kết cá nhân phải giảm thiểu quot cái tôi quot và luôn bị sự quot xét nét quot của cộng đồng. Vậy ứng xử của cá nhân như thế nào để phù hợp với thực tế là một vấn đề luôn khiến các cá nhân phải suy nghĩ. Trong các mối quan hệ cái đập vào mắt người ta trước hết là hình thức. Muốn ứng xử thuận lợi phải có một quot hình thức quot nhất định. Hình thức ở đây không chỉ là quần áo dáng vẻ bên ngoài mà còn là cách nói năng thể hiện con người mình tùy theo hoàn cảnh. Dân gian có câu quot Người đẹp vì lụa 67 Lúa tốt vì phân Chân tốt vì hài Tai tốt vì hoãn quot . Hình thức có thể gây được thiện cảm hay không trong lần đầu tiếp xúc là một điều người Việt rất chú ý. Chả thế mà người ta thường quot trông mặt mà bắt hình dong quot con người mà người ta mới gặp lần đầu đã được đánh giá sơ bộ thông qua hình thức bên ngoài. Người Việt rất chú ý tới cái đẹp cá nhân trong ứng xử thể hiện trước hết qua cái đẹp hình thức. Cuộc sống của con người trước đây chủ yếu bó hẹp trong khuôn khổ cái làng. Sự gần cận và có phần xét nét khiến người ta phải cố làm sao để hòa đồng. Bởi vậy trong từng hoàn cảnh cụ thể người ta phải làm sao để quot tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại quot . Trước hết nói về trang phục. Người Việt phân biệt rất rõ thế nào là thường phục quần áo mặc trong nhà ra ngoài đường lễ phục trong các buổi tiếp kiến ngoại giao long trọng. Ngày xưa vào mùa đông khi đi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN