tailieunhanh - Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Bài viết "Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam" dựa trên nguồn dữ liệu thứ cập đã đề cập đến lợi ích của kinh tế tuần hoàn và một số mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn điển hình trên thế giới để rút ra một số bài học cho Việt Nam nhằm phát triển một nền kinh tế đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường, tăng trưởng kinh tế song hành với giảm tải tác hại biến đổi khí hậu. | MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM Vũ Thị Uyên Nguyễn Phương Mai Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt bởi giúp giải quyết bài toán giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Kinh tế tuần hoàn KTTH là một chu trình sản xuất khép kín các tài nguyên chất thải của quá trình sản xuất trước được tận dụng lại hoặc tái sử dụng các dòng phế liệu được biến thành đầu vào của chu trình sản xuất mới. Bài viết này dựa trên nguồn dữ liệu thứ cập đã đề cập đến lợi ích của KTTH và một số mô hình phát triển KTTH điển hình trên thế giới để rút ra một số bài học cho Việt Nam nhằm phát triển một nền kinh tế đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường tăng trưởng kinh tế song hành với giảm tải tác hại biến đổi khí hậu. Từ khoá Kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững biến đổi khí hậu. 1. Đặt vấn đề Với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nền KTTH ngày càng được quan tâm do i sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô cho đầu vào các ngành công nghiệp trong khi nguồn này ngày càng cạn kiệt đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản bởi chúng không thể tái tạo được mà khai thác nhiều dẫn tới sụt địa hình kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường sinh thái ii sự phụ thuộc vào các nước khác nhất là đối với quốc gia bị phụ thuộc về nguồn cung nguyên liệu thô kéo theo sự căng thẳng về chính trị có xu hướng leo thang trên toàn cầu iii tác động đến sự biến đổi khí hậu khí nhà kính gây ra đặc biệt CO2 làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường tác động tiêu cực đến đời sống của mọi người. Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp tạo ra là vấn đề hết sức nhức nhối của toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giảm thải. Sự chuyển đổi sang KTTH với việc sử dụng năng lượng bền vững sẽ làm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN