tailieunhanh - Giáo trình Tác động cột sống: Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1, phần 2 cuốn "Giáo trình Tác động cột sống" tiếp tục cung cấp tới người học nội dung kiến thức của 3 bài học còn lại. Bài 5: Thủ thuật chẩn và trị bệnh; Bài 6: Các phương thức chẩn và trị bệnh; Bài 7: Một số ứng dụng xác định trọng điểm và giải tỏa trọng điểm bằng phương pháp tác động cột sống. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình! | Bài 5. THỦ THUẬT CHẨN VÀ TRỊ BỆNH 1. Thủ thuật chẩn bệnh Phương pháp tác động cột sống ứng dụng 4 thủ thuật chẩn bệnh là áp vuốt ấn vê. . Thủ thuật áp Thủ thuật áp là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành trước tiên trong phương pháp Tác động cột sống để chẩn bệnh. Mục đích của thủ thuật áp là phát hiện sự biến đổi về nhiệt độ da cao hoặc thấp hơn bình thường ở trên hệ cột sống và ngoài phạm vi cột sống để làm cơ sở chẩn đoán tiên lượng và theo dõi sự tiến triển của bệnh trong điều trị. Hình thức của thủ thuật áp là dùng lòng bàn tay tùy thuộc vào cảm giác của mỗi người mà có thể dùng mu bàn tay đặt sát với lớp da của những vùng đã quy định hoặc có yêu cầu trên người bệnh để thao tác theo trình tự của thủ thuật để xác định được đầy đủ những yêu cầu của phương pháp. Ngoài ra còn có thể dùng máy đo nhiệt độ để thay thế cho thủ thuật áp. Các hình thức của thủ thuật Áp gồm có Áp định khu và Áp không định khu. 1. Áp định khu tức là hình thức bàn tay thao tác đặt nhẹ sát tới lớp da không quá 5 giây nhấc bổng tay lên độ 5 giây rồi lại đặt xuống và nhấc lên cứ như thế 5-7 lần có thể đủ để xác định được vùng đó có nhiệt độ cao hay thấp hơn bình thường. Hình thức thao tác này áp dụng với những vùng trong những trường hợp có định khu. 2. Áp không định khu là hình thức dùng bàn tay đặt nhẹ sát tới lớp da rồi xê dịch liên tục từ nhanh đến chậm tại khu có yêu cầu độ vài ba lần qua lại là có thể xác định được vùng nhiệt độ đó cao hay thấp hơn bình thường. Hình thức này áp dụng với những trường hợp không định khu. Trước khi thao tác cần chuẩn bị về tư thế và thủ thuật như sau - Tùy thuộc vào những hạn chế của mỗi người bệnh mà ứng dụng các tư thế đứng nằm hay ngồi cho thích hợp với việc chẩn bệnh. - Trước khi thao tác cần qua khâu chuẩn bị để tạo cho bàn tay và ngón tay thêm khả năng nhanh nhậy với cảm giác nóng lạnh khách quan bằng các động tác xoa hai bàn tay với nhau liên tục khi cảm thấy bàn tay đã đạt được yêu cầu là mềm mại và nóng ấm đặc biệt là về mùa đông mới tiền hành .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN