tailieunhanh - Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch phát triển bền vững một số cây công nghiệp lâu năm chủ lực vùng Tây Nguyên

bài viết Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch phát triển bền vững một số cây công nghiệp lâu năm chủ lực vùng Tây Nguyên được thực hiện nhằm xác định những vùng đất trồng thích hợp cho nhóm cây công nghiệp chủ lực (cà phê, hồ tiêu, cao su) ở vùng Tây Nguyên. | DOI 5 .75-80 Khoa học Nông nghiệp Các lĩnh vực khác của khoa học nông nghiệp Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch phát triển bền vững một số cây công nghiệp lâu năm chủ lực vùng Tây Nguyên Nguyễn Thị Thuỷ1 Hoàng Thị Huyền Ngọc1 Nguyễn Mạnh Hà1 2 Nguyễn Thanh Bình1 Nguyễn Ngọc Thắng1 Nguyễn Công Long1 Hoàng Quốc Nam1 Viện Địa lý Viện Hàn lâm KH amp CN Việt Nam 1 2 Học viện KH amp CN Viện Hàn lâm KH amp CN Việt Nam Ngày nhận bài 25 8 2021 ngày chuyển phản biện 30 8 2021 ngày phản biện 29 9 2021 ngày chấp nhận đăng 4 10 2021 Tóm tắt Tây Nguyên là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của Việt Nam với các nông sản chủ lực như cà phê hồ tiêu cao su. Tuy nhiên phát triển nông nghiệp của vùng đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính sự phát triển ồ ạt các cây công nghiệp này. Đặc biệt sự suy giảm các nguồn tài nguyên tự nhiên đất nước rừng do khai thác quá mức để mở rộng diện tích sản xuất và sự gia tăng các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu BĐKH đã và đang tác động mạnh tới sản xuất nông nghiệp. Do đó đánh giá thích hợp đất đai nhằm rà soát điều chỉnh ổn định diện tích các vùng chuyên canh theo các lợi thế tự nhiên đặc thù và thích ứng với BĐKH được cho là cách tiếp cận khả thi để giải quyết vấn đề này. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những vùng đất trồng thích hợp cho nhóm cây công nghiệp chủ lực cà phê hồ tiêu cao su ở vùng Tây Nguyên. Mô hình tích hợp ALES Automated land evaluation system - GIS hệ thống thông tin địa lý với 13 chỉ tiêu đã được sử dụng để đánh giá thích hợp đất đai cho các loại cây trồng dưới khía cạnh sinh thái và môi trường. Kết quả cho thấy diện tích đất cấp rất thích hợp S1 và thích hợp S2 đối với cây cà phê vối chiếm 23 7 cà phê chè 4 4 hồ tiêu 29 3 cao su 18 5 diện tích đất tự nhiên DTĐTN toàn vùng. Kết quả đánh giá góp phần cung cấp cơ sở khoa học để định hướng sử dụng đất LUT đến năm 2030 phục vụ quy hoạch phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong đó diện tích đất trồng cà phê ổn định còn 9 ha cà phê vối .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN