tailieunhanh - Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá diễn biến bãi bồi vùng ven biển cửa sông Ba Lạt giai đoạn 1965 - 2015

Bài viết "Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá diễn biến bãi bồi vùng ven biển cửa sông Ba Lạt giai đoạn 1965 - 2015" trình bày kết quả nghiên cứu diễn biến bãi bồi vùng ven biển cửa sông La Bạt trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 2015 dựa trên ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS). | Tạp chí Khoa học Đại học Huế ISSN 1859-1388 Tập 126 Số 7A 2017 Tr. 15-24 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN BÃI BỒI VÙNG VEN BIỂN CỬA SÔNG BA LẠT GIAI ĐOẠN 1965 - 2015 Đào Đình Châm1 Nguyễn Hoàng Sơn2 Nguyễn Thái Sơn1 1 Viện Địa lý Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Đại học Sư phạm Đại học Huế Tóm tắt Kết quả nghiên cứu đánh giá định lượng diễn biến bãi bồi vùng ven biển cửa sông Ba Lạt trong giai đoạn 1965 đến năm 2015 bằng công nghệ viễn thám GIS cho thấy đây là một trong những vùng ven biển có tốc độ phát triển bãi bồi nhanh nhất ở đồng bằng sông Hồng. Sự phát triển bãi bồi ở phía phải cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định nhanh hơn với tốc độ bồi ngang trung bình trong giai đoạn này khoảng 50 - 55 m năm tương ứng với khoảng 48 6 ha năm. Khu vực bãi bồi phía trái cửa Ba Lạt thuộc huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình bên cạnh quá trình bồi tụ tương đối mạnh cũng có xuất hiện một số vùng xói lở cục bộ nhưng nhẹ tốc độ bồi ngang trung bình tại phía bờ trái khoảng 30 - 35 m năm tương ứng với 22 2 ha được bồi hàng năm. Qua đó thấy một cách định lượng tương đối về tốc độ và diện tích bồi tụ - xói lở nhất là khu vực khó khăn về mặt đo đạc như vùng ven biển cửa sông Ba Lạt. Từ khóa cửa Ba Lạt GIS viễn thám bồi tụ xói lở 1 Đặt vấn đề Các bãi bồi ven biển cửa sông Ba Lạt hình thành và phát triển không ngừng tạo ra các khu vực bồi tụ xói lở xen kẽ. Hiện nay các bãi bồi ven biển cửa sông Ba Lạt có diện tích khoảng trên dưới ha. Các bãi bồi ven biển cửa sông chủ yếu do sông - biển hình thành nên rất nhạy cảm với sự biến động của tự nhiên luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Sự tồn tại của các bãi bồi ven biển cửa sông phản ánh quá trình cân bằng động của các hệ sinh thái kém bền vững. Một khi các yếu tố tự nhiên ở đây bị tác động thô bạo hoặc khai thác không hợp lý thì trạng thái cân bằng sẽ bị phá vỡ dẫn đến suy thoái môi trường thậm chí xảy ra các sự cố môi trường không thể lường trước .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN