tailieunhanh - Hoạt động ngoại khóa nhìn từ góc độ lợi ích của người học

Bài viết "Hoạt động ngoại khóa nhìn từ góc độ lợi ích của người học" tập trung phân tích vấn đề làm thế nào để những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự không chỉ là hoạt động sinh hoạt chính trị được tổ chức khá hình thức, hay chỉ là những hoạt động thực hành mở rộng bài học trên lớp, mà trở thành những hoạt động đa dạng nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh các kỹ năng sống. Mời các bạn cùng tham khảo! | KỶ YẾU HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI HỌC ThS. Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang TT Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Viện Nghiên cứu Giáo dục Theo chương trình của Bộ Giáo dục qui định thì công tác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông cũng bao gồm 2 phần bắt buộc và tự chọn. Phần bắt buộc được tổ chức theo các chủ điểm sinh hoạt hàng tháng. Phần tự chọn là các hoạt động phong phú để đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh. Theo dõi việc triển khai chương trình này chúng tôi được biết là trên thực tế tồn tại một số khó khăn vướng mắc nên các ý tưởng khó trở thành hiện thực. Khó khăn cơ bản là do biên chế eo hẹp nên số giờ dạy chuyên môn của giáo viên phổ thông hiện đã quá nhiều. Do đó thực trạng khá phổ biến tại một số trường trung học cơ sở xa các trung tâm hành chính thì công tác sinh hoạt theo các chủ đề chủ điểm hàng tháng chủ yếu do Tổng Phụ trách Đội đảm đương còn các hoạt động tự chọn thì tùy thuộc vào bản thân học sinh và gia đình. Thực trạng đó tồn tại một số bất cập rất quan trọng như sau Do đặc thù về chức năng nhiệm vụ mục tiêu hàng đầu của các hoạt động do Đoàn Đội tổ chức là tuyên truyền giáo dục về tư tưởng chính trị. Các mục tiêu giúp học sinh thực hành rèn luyện các kỹ năng sống kỹ năng tổ chức kỹ năng giao tiếp kỹ năng định hướng nghề nghiệp thực sự vượt quá khả năng là quá tải đối với người đứng đầu tổ chức Đoàn Đội ở trường phổ thông. Hơn nữa các sinh hoạt trên quy 27 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC mô toàn trường do một số học sinh ở hàng top ten tham gia tổ chức đó là những học sinh giỏi và tự tin có khả năng hoạt động tập thể hoặc là những học sinh có năng khiếu âm nhạc thể dục thể thao. Phần lớn các học sinh còn lại tham gia các hoạt động này chủ yếu là nghe và xem nên sẽ thu nhận được ít ỏi hơn. Từ những phân tích thực trạng nêu trên vấn đề mà tham .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN