tailieunhanh - Kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam - Nhìn từ sự kiện Anh rời khỏi châu Âu (Brexit) năm 2016

Sự kiện cử tri Anh lựa chọn rời khỏi Liên hiệp châu Âu (EU) (Brexit) sau hơn bốn thập niên gắn bó (1973-2016) đã tạo ra một cơn dư chấn địa chính trị và địa kinh tế cho châu Âu. Cũng từ đây, tác động lan tỏa của sự kiện Brexit đã không còn giới hạn trong phạm vi khu vực mà ảnh hưởng đến toàn cầu. Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ những tác động từ sự kiện Brexit đối với EU. Đây là cơ sở quan trọng để góp phần đề xuất một số kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam. | Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập KINH NGHIỆM CHO ASEAN VÀ VIỆT NAM NHÌN TỪ SỰ KIỆN ANH RỜI KHỎI CHÂU ÂU BREXIT NĂM 2016 ThS. Huỳnh Tâm Sáng Trường Đại học Thủ Dầu Một Sự kiện cử tri Anh lựa chọn rời khỏi Liên hiệp châu Âu EU Brexit sau hơn bốn thập niên gắn bó 1973-2016 đã tạo ra một cơn dư chấn địa chính trị và địa kinh tế cho châu Âu. Cũng từ đây tác động lan tỏa của sự kiện Brexit đã không còn giới hạn trong phạm vi khu vực mà ảnh hưởng đến toàn cầu. Trong bài viết này tác giả tập trung làm rõ những tác động từ sự kiện Brexit đối với EU. Đây là cơ sở quan trọng để góp phần đề xuất một số kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam. Từ khóa Anh ASEAN Brexit địa chính trị địa kinh tế tác động Việt Nam. Cho đến nay sự kiện Anh rời khỏi EU đã tạo nên mâu thuẫn rất lớn trong lòng đất nước Anh kéo theo đó là sự chia rẽ đáng kể về nhận thức trong cư dân của nhiều quốc gia châu Âu. Cụ thể những người dân ủng hộ Brexit lập luận rằng các cam kết quốc tế đã giới hạn phạm vi lợi ích của quốc gia và theo đó hạn chế không gian sinh tồn của quốc gia. Điều này có nghĩa là lợi ích quốc gia không thể dung hòa với lợi ích quốc tế. Và theo đó để duy trì và tăng cường lợi ích quốc gia thì việc từ bỏ một số trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế là cần thiết và có thể cảm thông. Hay nói cách khác nếu quốc gia buộc phải lựa chọn giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế thì lợi ích quốc gia nên được ưu tiên. Vấn đề thứ hai là chủ nghĩa hoài nghi châu Âu Eurosceptism và tinh thần bài ngoại trước làn sóng nhập cư vào Anh ngày một gia tăng đã khiến phần lớn người Anh lựa chọn giải pháp tự thân self-help để chủ động tìm kiếm các phương thức xử lý khủng hoảng và phát triển đất nước thay vì tìm kiếm lợi ích kinh tế và thịnh vượng trong EU. Như vậy kể từ khi gia nhập EU 1973 cho đến khi rời khỏi 2016 đại đa số người dân Anh luôn đứng trước tình thế lưỡng nan dilemma trong việc xác định rõ động lực và lợi ích của việc gia nhập EU. Đặc biệt là khi các thành viên còn lại trong EU vẫn .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.