tailieunhanh - Chính sách cứu nạn biển dưới triều Vua Gia Long (1802-1820)

Bài viết này tập trung làm rõ các mức ân cấp của triều đình Gia Long đối với người bị nạn biển là người Việt và người nước ngoài. Các chính sách này bao gồm nhiều ân cấp như: Cung cấp tiền, thức ăn, chỗ ở, đưa về nước, sửa chữa thuyền bè Trên thực tế, các mức ân cấp đối với người nước ngoài có sự thay đổi tùy thuộc vào mối quan hệ ngoại giao giữa triều Nguyễn và quốc gia gặp nạn. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19 Số 1 2022 102-114 Vol. 19 No. 1 2022 102-114 ISSN Website http https 2022 2734-9918 Bài báo nghiên cứu CHÍNH SÁCH CỨU NẠN BIỂN DƯỚI TRIỀU VUA GIA LONG 1802-1820 Phạm Thị Thơm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Việt Nam Tác giả liên hệ Phạm Thị Thơm Email Ngày nhận bài 14-10-2021 ngày nhận bài sửa 05-11-2021 ngày duyệt đăng 08-01-2022 TÓM TẮT Đầu thế kỉ XIX thiên tai trên biển là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ đắm chìm thuyền bè. Từ những nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo và vai trò quan yếu của hải cương Gia Long đã đưa ra nhiều chính sách quản lí khai thác bảo vệ vùng biển trong đó có chính sách cứu nạn. Bằng phương pháp lịch sử logic và phân tích khảo cứu tư liệu bài viết này tập trung làm rõ các mức ân cấp của triều đình Gia Long đối với người bị nạn biển là người Việt và người nước ngoài. Các chính sách này bao gồm nhiều ân cấp như cung cấp tiền thức ăn chỗ ở đưa về nước sửa chữa thuyền bè Trên thực tế các mức ân cấp đối với người nước ngoài có sự thay đổi tùy thuộc vào mối quan hệ ngoại giao giữa triều Nguyễn và quốc gia gặp nạn. Chính sách cứu nạn biển là một biểu hiện tiêu biểu về tầm nhìn hướng biển của nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX. Từ khóa vua Gia Long cứu nạn biển chính sách cứu nạn biển 1. Đặt vấn đề Với đường bờ biển dài vị trí xen giữa hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ cùng hệ thống các đảo quan trọng Việt Nam ngay từ sớm đã trở thành điểm đến lí tưởng của các nhà hàng hải thương nhân nước ngoài. Tiếp nối tư tưởng hướng biển của tiền nhân cùng những nhận thức sâu sắc về biển Gia Long đã nhanh chóng sử dụng biển như một môi trường làm giàu cho quốc gia dân tộc. Đầu thế kỉ XIX nhà Nguyễn nắm trong tay cả một vùng biển rộng lớn trải dài từ vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan cùng hàng nghìn đảo lớn nhỏ. Với

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.