tailieunhanh - Tác động của giảm thuế nhập khẩu đến nền kinh tế Việt Nam – cách tiếp cận từ mô hình cân bằng tổng thể dạng động (DCGE)

Việt Nam đã hội nhập sâu và mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới sau gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) cũng như thực hiện các cam kết thương mại song phương và đa phương với các nước. Trong đó, việc tiếp tục giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình sản xuất của các ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bài viết vận dụng mô hình cân bằng tổng thể động (DCGE) với dữ liệu Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam 2012 (VSAM2012) mô phỏng tác động của giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình đến nền kinh tế Việt Nam. | Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG CỦA GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM CÁCH TIẾP CẬN TỪ MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ DẠNG ĐỘNG DCGE Nguyễn Thị Hương Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Việt Nam đã hội nhập sâu và mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới sau gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO cũng như thực hiện các cam kết thương mại song phương và đa phương với các nước. Trong đó việc tiếp tục giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình sản xuất của các ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bài viết vận dụng mô hình cân bằng tổng thể động DCGE với dữ liệu Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam 2012 VSAM2012 mô phỏng tác động của giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình đến nền kinh tế Việt Nam. Kết quả mô phỏng cho thấy việc cắt giảm thuế nhập khẩu làm cho cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế tăng trưởng dương cả trong ngắn hạn và dài hạn thặng dư thương mại và gia tăng phúc lợi Hộ gia đình. Đặc biệt các ngành thâm dụng vốn có cơ hội phát triển hơn là các ngành thâm dụng lao động. Từ khóa cơ cấu ngành nhập khẩu xuất khẩu thuế nhập khẩu tăng trưởng kinh tế. 1. Giới thiệu Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới Việt Nam tiến hành mở cửa nền kinh tế và thực hiện các cam kết thương mại quốc tế. Mặc dù có những thay đổi vượt bậc trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam vẫn còn được bảo hộ khá cao. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đánh dấu bằng các sự kiện gia nhập các tổ chức quốc tế và ký kết các hiệp định kinh tế và thương mại bao gồm gia nhập ASEAN 1995 APEC 1998 kí kết hiệp định thương mại Việt Mỹ 2000 gia nhập WTO 2007 ký kết các hiệp định kinh tế và thương mại song phương và đa phương với các nước và gần đây nhất là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP 2015 . Mục tiêu chính của các sự kiện này là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành

TỪ KHÓA LIÊN QUAN