tailieunhanh - Giáo trình Miễn dịch học: Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình Miễn dịch học tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Miễn dịch chống vi sinh vật; Quá mẫn; Thiếu hụt miễn dịch; Tính tự miễn và bệnh tự miễn; Các kỹ thuật miễn dịch thường dùng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết. | Chương 8 MIỄN DỊCH CHỐNG VI SINH VẬT Nhiễm trùng là nguyên nhân gây chủ yếu gây bệnh tật và tử vong trên khắp thế giới. Chỉ riêng ở châu Phi Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính có khoảng 100 triệu người mắc sốt rét. Bệnh nhiễm trùng cũng thu hút sự chú ý của nhiều người bởi các lý do 1 sự xuất hiện nhiễm trùng có thể gọi là mới như bệnh Legionaires và AIDS 2 thực tế lâm sàng đã làm biến đổi mô hình nhiễm trùng bệnh viện 3 ngày càng gia tăng số bệnh nhân bị suy yếu miễn dịch dẫn đến nguy cơ tăng các loại nhiễm trùng cơ hội 4 có quan niệm cho rằng một số bệnh xảy ra là do đáp ứng của cơ thể đối với vi sinh vật đã tự gây tổn thương cho mình một cách không đặc hiệu và 5 ngày càng gia tăng các loại bệnh nhập cảng do tăng giao lưu quốc tế theo đường hàng không. Đối với nhiễm trùng một cân bằng được duy trì giữa sức chống đỡ của cơ thể và khả năng của vi sinh vật cố gắng để vượt qua sức chống đỡ đó. Sự nghiêng lệch của cân bằng này đã tạo ra độ trầm trọng của bệnh cảnh Bảng . Bảng . Các yếu tố ảnh hưởng đến phạm vi và độ trầm trọng của nhiễm trùng 1. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VI SINH VẬT Số lượng tức mức độ tiếp xúc Động lực vi sinh vật Đường vào 2. CÁC YẾU TỐ CỦA CƠ THỂ CHỦ Tính nguyên vẹn của miễn dịch không đặc hiệu Khả năng hệ thống miễn dịch Khả năng di truyền về đáp ứng bình thường đối vối từng vi sinh vật Đã từng tiếp xúc trước hay chưa Trong phạm vi tài liệu này chúng ta không bàn luận kỹ về độc lực cho nên nhiễm trùng xảy ra hay không sẽ phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch có tỏ ra đầy đủ hoặc thích hợp hay không. . Miễn dịch chống virus . Virus và đáp ứng miễn dịch Virus có những tính chất độc đáo riêng 1 chúng có thể xâm nhập vào mô mà không gây ra một đáp ứng viêm 2 chúng có thể nhân lên trong tế bào trong suốt đời sống cơ thể chủ mà không gây ra tổn thương tế bào 3 đôi khi chúng cản trở một số chức năng đặc biệt của tế bào mà không gây biểu hiện ra ngoài và 4 cũng có khi virus gây tổn thương mô hoặc cản trở sự phát triển tế bào và rồi biến mất hoàn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN