tailieunhanh - Ứng dụng một số chế phẩm vi sinh vật trong xử lý ủ phân compost từ vỏ cà phê tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm vi sinh đến quá trình ủ phân và chất lượng phân ủ compost từ vỏ cà phê: Sử dụng chế phẩm EM, Bima, Enzyme tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, pH, thời gian ủ và các chỉ tiêu phân tích chất lượng. | Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ Ủ PHÂN COMPOST TỪ VỎ CÀ PHÊ TẠI XÃ CHIỀNG MUNG HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA Hoàng Văn Lực Cao Đình Sơn Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Tây Bắc Email hoangluc@ Tóm tắt Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm vi sinh đến quá trình ủ phân và chất lượng phân ủ compost từ vỏ cà phê Sử dụng chế phẩm EM Bima Enzyme tại xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm Diễn biến nhiệt độ độ ẩm pH thời gian ủ và các chỉ tiêu phân tích chất lượng. Kết quả thí nghiệm cho thấy công thức sử dụng chế phẩm EM cho thời gian ủ ngắn 75 ngày chi phí thấp nhất 862 đồng kg thành phẩm chất lượng compost tốt đáp ứng tiêu chí phân hữu cơ sinh học theo QCVN 01- 189 2019 BNNPTNT phù hợp với điều kiện của khu vực Sơn La. Từ khóa Phân ủ từ vỏ cà phê chế phẩm vi sinh vật Chiềng Mung Sơn La. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính đến cuối năm 2019 diện tích cà phê của tỉnh Sơn La ước đạt ha sản lượng ước đạt tấn cà phê nhân tập trung chủ yếu ở thành phố Sơn La huyện Thuận Châu huyện Mai Sơn. Đến nay diện tích cà phê Sơn La được Tổ chức 4C quốc tế cấp chứng chỉ 3 ha Tổ chức UTZ cấp giấy chứng nhận 5 ha sản lượng tấn năm Tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP Global GAP cho 60 ha Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ 15 ha. Trên địa bàn tỉnh có 4 doanh nghiệp hợp tác xã tham gia chế biến quả cà phê và 3 doanh nghiệp tham gia chế biến sâu sản phẩm cà phê. Năm 2017 sản phẩm cà phê Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Sơn La. Hoạt động sơ chế cà phê phát sinh hai loại chất thải chủ yếu bã thải chất thải rắn nước thải chất thải lỏng . Đây là hai nhân tố gây ô nhiễm môi trường chủ yếu phát sinh trong hoạt động sơ chế cà phê. Với sản lượng cà phê hiện nay quá trình sơ chế sẽ thải ra môi trường khoảng tấn bã thải rắn vỏ cà

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG