tailieunhanh - EVFTA với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Cơ hội hay thách thức

Sản phẩm dệt may luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. EU cũng là một trong những thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. EVFTA có hiệu lực sẽ có tác động không nhỏ tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU | EVFTA VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC TS. Nguyễn Thị Liên Hương1 Tóm tắt Sản phẩm dệt may luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. EU cũng là một trong những thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. EVFTA có hiệu lực sẽ có tác động không nhỏ tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. Đó không chỉ là những cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam mà còn là không ít những thách thức. Vậy chúng ta phải làm gì để có thể tận dụng được những cơ hội và đối mặt với những thách thức này để đẩy mạnh được xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU như kỳ vọng khi đàm phán và ký kết Hiệp định EVFTA. Từ khóa EVFTA hàng dệt may xuất khẩu thời cơ thách thức. 1. GIỚI THIỆU Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1 8 2020 mở ra cơ hội lớn chưa từng có cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường gần 500 triệu dân EU. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo ra một cú huých lớn cho xuất khẩu của Việt Nam trong đó dệt may là một trong những ngành được đánh giá sẽ được hưởng lợi nhiều từ EVFTA. Theo dự báo của Bộ Công Thương thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67 đến năm 2025 so với không có Hiệp định EVFTA. Về sản lượng nhìn chung EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng ngành dệt may Việt Nam với tốc độ tăng 6 với ngành dệt và 14 với ngành may vào năm 2030. Hiệp định EVFTA luôn được nhấn mạnh sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam chiếm lợi thế và bứt phá trong xuất khẩu nhưng để được hưởng lợi thế về mức thuế suất ưu đãi ngành này cũng sẽ phải vượt qua nhiều thách thức đó chính là những điều kiện đi kèm các ưu đãi trong đó thách thức lớn nhất chính là vấn đề quy tắc xuất xứ. Vì vậy đối với ngành dệt may Việt Nam cơ hội lớn này sẽ không dễ được tận dụng khi bài toán nguyên liệu vẫn còn là câu hỏi đau đầu cần phải đi tìm lời giải. 2. THỊ TRƯỜNG EU VÀ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN