tailieunhanh - Suy ngẫm về tầng lớp thống trị trong tiểu thuyết Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kinh Tử

Xã hội Trung Quốc dưới triều đại Mãn Thanh chứng kiến sự xung đột nhiều mặt giữa tập đoàn phong kiến ngoại tộc với toàn thể nhân dân Trung Hoa. Sự khác biệt quá lớn về văn hóa, chính sách cai trị đã tạo nên những mâu thuẫn không thể dung hòa. Ở đó, giai cấp cầm quyền một mặt tìm đủ mọi cách ru ngủ tầng lớp trí thức biến họ thành công cụ, tay sai đắc lực phục vụ cho mình, mặt khác thẳng tay đàn áp nhân dân, dìm chết những con người muốn vượt thoát khỏi sự cầm tù trong nền văn hóa ngoại tộc. | 12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI SUY NGẪ NGẪM VỀ VỀ TẦ TẦNG LỚ LỚP THỐ THỐNG TRỊ TRỊ TRONG TIỂ THUYẾT NHO LÂM NGOẠ TIỂU THUYẾ NGOẠI SỬ SỬ CỦA NGÔ KÍNH TỬ TỬ Lê Sỹ Điền1 Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt Xã hội Trung Quốc dưới triều đại Mãn Thanh chứng kiến sự xung đột nhiều mặt giữa tập đoàn phong kiến ngoại tộc với toàn thể nhân dân Trung Hoa. Sự khác biệt quá lớn về văn hóa chính sách cai trị đã tạo nên những mâu thuẫn không thể dung hòa. Ở đó giai cấp cầm quyền một mặt tìm đủ mọi cách ru ngủ tầng lớp trí thức biến họ thành công cụ tay sai đắc lực phục vụ cho mình mặt khác thẳng tay đàn áp nhân dân dìm chết những con người muốn vượt thoát khỏi sự cầm tù trong nền văn hóa ngoại tộc. Tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của nhà văn Ngô Kính Tử đã vạch trần bản chất của giai tầng thống trị những tên sâu mọt bẩn thỉu luôn tìm đủ mọi cách đàn áp vơ vét của nhân dân để làm giàu cho giai cấp của mình. Từ khóa Ngô Kính Tử Nho lâm ngoại sử tầng lớp thống trị vua chúa quan lại. 1. MỞ ĐẦU Mục đích duy nhất khiến cho tất cả con người nơi chốn rừng nho ham mê cử nghiệp vùi đầu vào đống bùn nhơ của chế độ khoa cử chính là lòng tham tiền tài công danh bổng lộc. Khi chưa đỗ đạt thì ai cũng chuyên tâm tìm cách để thi đậu quan trường nhưng khi đạt được chút ít thành tựu thì nhanh chóng sa đọa đánh mất bản chất tốt đẹp trong mỗi con người. Tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử Ngô Kính Tử đã cắt nghĩa một cách đúng đắn sự xuống cấp về mặt đạo đức và nhân cách của tầng lớp thống trị này. Từ vua chúa quan lại ở trung ương cho tới địa phương đều nhất trí một lòng lũng đoạn vơ vét và đàn áp tất cả những thế lực cản trở lòng tham trên con đường quan trạng hanh thông. Giữ một thái độ tỉnh táo Ngô Kính Tử đã dồn sức cả đời mình vào việc nhận thức chân lí thời đại và thực chất lịch sử dân tộc. Nho lâm Ngoại sử chính là kết quả là biểu hiện của nhận thức đó 7 . Trong bài viết này chúng tôi đi sâu lí giải những đặc điểm của tầng lớp thống trị từ vua chúa đến hệ thống quan lại các cấp góp phần nhận thức

TÀI LIỆU LIÊN QUAN