tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, phân tích bản chất đời sống văn hóa gia đình nông dân Khmer tại thành phố Trà Vinh, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần định hướng hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer, qua đó đóng góp vào xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, môi trường sống lành mạnh trong một bộ phận nhân dân Khmer thành phố Trà Vinh nói riêng và nông dân tại Trà Vinh nói chung. | ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH _ ISO 9001 2008 LÊ BÍCH CHI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN KHMER Ở THÀNH PHỐ TRÀ VINH Chuyên ngành VĂN HÓA HỌC Mã số 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học PHAN AN TRÀ VINH NĂM 2015 -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã tạo nên một nguồn lực phát triển mới về sức sản xuất góp phần đưa nước ta hội nhập quốc tế theo hướng chuyên môn hóa tập trung hóa. Phương thức công nghiệp hóa cho phép khai thác tốt các tài nguyên nguồn lực lao động sử dụng vốn khoa học công nghệ trình độ tổ chức quản lý từ thành thị đến nông thôn vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị đạt chất lượng tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động trong đó có nông dân. Một khi kinh tế phát triển thu nhập người dân ổn định thì văn hóa tinh thần trong mỗi gia đình sẽ thay đổi phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Bên cạnh những lợi thế về phát triển kinh tế phát triển văn hóa mặt trái của nền kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có văn hóa mỗi gia đình nông dân theo cả chiều hướng tích cực lẫn chiều hướng tiêu cực. Trà Vinh là một tỉnh thuộc vùng đất nông nghiệp là nơi có lực lượng nông dân chiếm đa số trên 80 . Theo nghiên cứu gần đây đời sống văn hóa của người nông dân so với khoảng thời gian trước có chiều hướng khá hơn nhưng vẫn đang ở mức rất thấp. Mặc dù nhà nước cũng như các địa phương đã có nhiều cố gắng để khắc phục tình trạng sống thiếu thốn về vật chất nghèo nàn về tinh thần của người nông dân và gia đình của họ nhưng hiệu quả vẫn còn rất hạn chế. Điều này dẫn đến xu hướng biến đổi -2- rất lớn trong đời sống văn hóa của gia đình nông dân đó là điều tất yếu. Gia đình nông dân là một thiết chế xã hội nói chung là chiếc nôi sản sinh nuôi dưỡng lực lượng lao động cơ bản của xã hội. Xây dựng lực lượng nông dân đông về số lượng mạnh về chất lượng là yêu cầu của công cuộc đổi mới

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN