tailieunhanh - Chơi đu - nét đẹp văn hóa dân gian ngày tết xưa

Chơi đu, còn gọi là đánh đu, không chỉ là trò chơi dân gian đơn thuần, nó còn mang ý nghĩa nhân văn, tính linh thiêng, hàm ẩn ước vọng về cầu mùa màng bội thu, âm dương trời đất giao hòa, giúp con người phối hợp nhịp nhàng, hăng say trong lao động . | TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU CHƠI ĐU - NÉT ĐẸP VĂN HÓA DÂN GIAN NGÀY TẾT XƯA NCS. Tạ Thị Thủy Tóm tắt Chơi đu còn gọi là đánh đu không chỉ là trò chơi dân gian đơn thuần nó còn mang ý nghĩa nhân văn tính linh thiêng hàm ẩn ước vọng về cầu mùa màng bội thu âm dương trời đất giao hòa giúp con người phối hợp nhịp nhàng hăng say trong lao động. Chơi đu là phần đặc sắc không thể thiếu trong tết xưa ở các làng quê Việt Nam tạo nên một bức tranh sinh hoạt văn hóa sôi động dù đời sống nông nghiệp còn nhiều khó khăn thiếu thốn. 1. Vài nét về trò chơi đu truyền thống Chơi đu hay đánh đu theo ngôn ngữ từng địa phương là trò chơi dân gian dành cho người lớn tập trung hướng tới đối tượng nam nữ thanh niên. Trò chơi này thường diễn ra trong ngày hội xuân ở các làng quê Việt Nam. Mặc dù chưa có tài liệu cho biết rõ trò chơi đu ra đời vào thời gian nào nhưng đây là trò chơi dân gian khá phổ biến trong các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Không những người Việt Kinh người Mường người Thái cũng chơi đu trong ngày hội người Thái gọi là chọng chá pín tức là đu quay. Cây đu có cấu tạo khá đơn giản gồm 3 phần chính - Phần đỉnh còn gọi là thượng đu có nhiệm vụ nối hai phần trụ đu với nhau. - Phần trụ thường là 4 cây tre lớn chắc chắn được chôn chặt xuống đất tạo thế bền vững gặp nhau ở đỉnh đu. - Phần thân có hình chữ nhật đứng gồm 2 cây tre song song cho người chơi bám vào dưới có bàn đu dùng để đặt chân. Loại đu này nhiều người cùng chơi được một lúc tùy thuộc vào độ chắc chắn to lớn của trụ và thân đu. Các công đoạn dựng đu cần phải được làm thật chắc chắn để cho cây đu có thể chịu đựng được sức nặng của người đu cùng với lực đẩy của quá trình đu. Có làng phải trồng hai đến ba cây đu trong dịp tết để đáp ứng các trò vui chơi giải trí của các đôi trai gái. Thông thường có một hoặc hai người lên đu còn gọi là đu đơn và đu đôi nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi. Ở nhiều nơi người ta còn treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải nhằm tăng thêm hứng thú. Địa điểm để .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN