tailieunhanh - Di sản vật thể vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa
Vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa từ xưa đến nay vốn là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số: Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ mú. Trong quá trình sinh sống, đồng bào ở đây đã sáng tạo nên những giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ, mang đậm dấu ấn tộc người. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI DI SẢN VẬT THỂ VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA TÂY TỈNH THANH HÓA ThS. Bùi Thị Hậu1 Tóm tắt Vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa từ xưa đến nay vốn là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số Thái Mường Mông Dao Khơ mú. Trong quá trình sinh sống đồng bào ở đây đã sáng tạo nên những giá trị di sản văn hóa vật thể phi vật thể đồ sộ mang đậm dấu ấn tộc người. Di sản văn hóa vật thể của vùng chủ yếu là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh - nguồn tài nguyên quan trọng giúp cho du lịch phát triển. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân việc khai thác và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể của vùng còn hạn chế chưa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển như nhiều vùng miền khác. Từ khóa Biên giới phía Tây Thanh Hóa di sản vật thể bảo tồn và phát huy giá trị. 1. Vài nét về vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa Khái niệm Vùng biên giới là chỉ khu vực hành chính cấp huyện của hai bên tiếp giáp đường biên giới2. Thanh Hóa có 192 km tiếp giáp tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Do vậy vùng biên giới phía Tây của tỉnh được xác định thuộc địa bàn 5 huyện miền núi Mường Lát Thường Xuân Quan Hóa Quan Sơn Lang Chánh gồm 16 xã biên giới với 154 thôn bản có tổng diện tích tự nhiên là 72 km2 với hộ khẩu3. Với vị trí địa lý như trên điều kiện tự nhiên vùng biên giới xứ Thanh khắc nghiệt bị chia cắt bởi các dãy núi cao sông sâu xen giữa thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo hệ thống sông Mã sông Luồng sông Lò. Diện tích đồi núi chiếm 91 . Độ cao trung bình thấp nhất khoảng 500 m. Độ dốc lớn gây khó khăn cho việc đi lại giữa các bản làng đồng thời dễ bị lũ ống gây thiệt hại lớn về người và của. Về dân cư đây là nơi sinh sống lâu đời của các tộc người Thái Mường Mông Dao Khơ Mú và một ít người Kinh. Theo thống kê của Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Thanh Hóa 2017 người Thái chiếm 63 Mông 24 Mường 6 người Kinh chiếm khoảng 4 còn lại người Khơ Mú và Dao chiếm 3 . Với đặc điểm địa hình núi cao bị chia cắt nên mật độ dân cư ở đây thưa thớt. Trừ .
đang nạp các trang xem trước