tailieunhanh - Bài giảng Tài chính công 1: Bài 4 - ThS. Phạm Thị Thanh Thủy

Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Tài chính công 1 - Bài 4: Quản lý ngân sách" để nắm chi tiết khái niệm và vai trò quản lý ngân sách; nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước; nội dung quản lý ngân sách nhà nước. | BÀI 4 QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ThS. Phạm Thị Thanh Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Kinh nghiệm quản lý ngân sách của Singapore Chính phủ Singapore đã kiềm chế chặt chẽ chi tiêu trong giới hạn của nguồn thu tạo ra sự thặng dư ngân sách vừa phải trong khoảng thời gian dài. Từ năm 1989 - 1996 thực hiện lập kế hoạch thu chi ngân sách theo sự bỏ phiếu của các cử tri đại diện. Phương thức này đã tạo sự linh hoạt hơn trong tái phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên còn nhiều ràng buộc vẫn còn tồn tại như không thể thay đổi các quỹ tiền tệ giữa các năm thiếu thông tin đầu ra và kết quả cũng như sự tồn tại dai dẳng quá nhiều việc kiểm soát các quyết định tài chính. Từ 1989 đến nay lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Với những kinh nghiệm được tích lũy qua các lần cải cách quản lý ngân sách Nhà nước đã giúp cho Singapore thực hiện thành công phương thức lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Vậy Singapore đã thực hiện những chính sách gì và như thế nào để quản lý một cách hiệu quả và thành công đến vậy Và chúng ta đã rút ra được những bài học gì từ Singapore trong việc quản lý ngân sách 2 MỤC TIÊU Mục tiêu của bài này giúp sinh viên hiểu được vai trò quan trọng của quản lý ngân sách Nhà nước. Nội dung quản lý ngân sách Nhà nước bao gồm lập dự toán ngân sách Nhà nước chấp hành ngân sách Nhà nước và quyết toán ngân sách Nhà nước. Kết thúc bài sinh viên nắm được quy trình quản lý ngân sách Nhà nước và cơ chế quản lý nó. 3 NỘI DUNG Khái niệm và vai trò quản lý ngân sách Nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước Nội dung quản lý ngân sách Nhà nước 4 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Nội dung trọng yếu của quản lý tài .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN