tailieunhanh - Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 2 - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

"Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 2 - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội" được nối tiếp phần 1 với các kiến thức kiểm soát doanh thu và chi phí; phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng - lợi nhuận; thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định. | CHƯƠNG 5. KIỂM SOÁT DOANH THU VÀ CH I PHÍ Làm thế nào để nhà quản trị có thể kiểm soát được doanh thu và chi phí Đó là câu hỏi được đặt ra cho mỗi nhà quản trị. Hệ thống kiểm soát bao gồm 3 yếu tố cơ bản đó là dự toán hay định mức được xác định trước khi quá trình bắt đầu số liệu thực hiện và so sánh giữa th ực hiện với kế hoạch hay dự toán của từng bộ phận trong đơn vị. Qúa trình kiểm soát được thực hiện tùy thu ộc vào việc phân chia trách nhiệm trong doanh nghiệp hay nói cách khác phụ thuộc vào việc phân cấp trách nhiệm trong doan h nghiệp. Chính vì thế để kiểm soát doanh thu và chi phí cần xác định rõ trách nhiệm thành quả của từng bộ phận trong đơn vị lập kế hoạch và dự toán doan h th u chi phí và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố lượng giá đến thành quả của từng bộ phận. Như vậy phân cấp quản lý là cơ sở để xác định các trung tâm trách nhiệm. Các phần sau của chương sẽ đi vào nội dung cụ thể những vấn đề này. . PHÂN CẤP Q UẢN LÝ VÀ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM Các nhà quản trị nhận thấy rằng các báo cáo bộ phận rất có giá trị đối với một tổ chức phân quyền. Một tổ chức phân quyền là tổ chức mà quyết định được đưa ra không chỉ từ cấp quản lý cao nhất trong đơn vị mà được trải dài trong một tổ chức ở các cấp quản lý khác nhau. Các nhà quản trị các cấp đưa ra quyết định liên quan đến phạm vi và trách nhiệm của họ. Trong một tổ chức phân quyền mạnh mẽ các nhà quản trị bộ phận có quyền tự do trong việc ra quyết định trong giới hạn của mình mà không có sự cản trở của cấp trên ngay ở cấp quản lý thấp nhất trong đơn vị. Ngược lại trong một tổ chức tập quyền mọi quyết định được đưa ra từ cấp quản lý cao nhất trong đơn vị. Mặc dù có nhiều đơn vị tổ chức theo hướng kết hợp của cả 2 chiều hướng trên nhưng ngày nay nhiều đơn vị nghiên về hướng phân quyền bởi vì hệ thống phân quyền mang lại nhiều ưu điểm. Đó là Việcra quyết định được giao cho các cấp quản trị khác nhau nhà quản trị cấp cao không phải xử lý sự v ụ mà có nhiều th ời gian hơn để tập trung vào các v ấn đề .