tailieunhanh - Khảo sát chức năng chủ động của điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện

Bài viết trình bày việc xác định tỉ lệ ĐD có thực hiện chức năng chủ động trong công tác cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh (CSNB). | KHẢO SÁT CHỨC NĂNG CHỦ ĐỘNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐD Lê Thị Tuyết Nga ĐẶT VẤN ĐỀ Điều dưỡng ĐD là một nghề vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Hai chức năng ĐD là chức năng chủ động và chức năng phối hợp chức năng chủ động bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm vi kiến thức người ĐD đã được đào tạo và người ĐD có khả năng thực hiện chủ động chức năng phối hợp liên quan tới việc thực hiện y lệnh của thầy thuốc và báo cáo tình trạng người bệnh cho thầy thuốc trong chức năng phối hợp người ĐD là người cộng tác của thầy thuốc. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh tòan diện đòi hỏi người ĐD phải thực hiện đúng và đủ hai chức năng trên. Tuy nhiên hiện nay đa số ĐD thực hiện tốt chức năng phối hợp làm đầy đủ các yêu cầu theo y lệnh của bác sĩ nhưng chức năng chủ động của ĐD chưa cao. Tại Bệnh viện An Giang mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện đã được triển khai thực hiện trong nhiều năm qua các thông tin về chức năng của người ĐD được cập nhật thường xuyên các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện để người ĐD thực hiện tốt cả hai chức năng trên. Nhưng chúng tôi nhận thấy các ĐD của bệnh viện cũng chỉ thực hiện tốt chức năng phối hợp. Vì lẻ đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc thực hiện chức năng chủ động của người ĐD tại Bệnh viện An Giang. MỤC TIÊU Xác định tỉ lệ ĐD có thực hiện chức năng chủ động trong công tác cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh CSNB . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 . Đối tượng nghiên cứu ĐD trung học bao gồm Điều dưỡng Nữ hộ sinh trung học Y sĩ trực tiếp chăm sóc người bệnh ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện An Giang loại trừ ĐD làm việc hành chánh như nhập liệu vi tính trả hồ sơ báo cáo bệnh 2 . Thời gian nghiên cứu 1 tháng từ tháng 12 năm 2007 đến hết tháng 01 năm 2008 3 . Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Xử lý thống kê theo chương trình SPSS phiên bản - Công cụ thu thập số liệu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN