tailieunhanh - Bi kịch nhân vật trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông của Lê Lựu

Bài viết tìm hiểu bi kịch nhân vật trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông của Lê Lựu, chúng ta sẽ có cách nhìn về bi kịch nhân vật trong văn học, về phong cách viết văn và quan niệm của nhà văn về cuộc sống. | Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 09 - 2020 BI KỊCH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT SÓNG Ở ĐÁY SÔNG CỦA LÊ LỰU Phan Văn Tiến Nguyễn Thị Tuyết Nghi La Thị Mỹ Hạnh và Phan Mộng Giúp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tây Đô Email phanvantien1984@ Ngày nhận 11 6 2020 Ngày phản biện 11 8 2020 Ngày duyệt đăng 21 9 2020 TÓM TẮT Bi kịch là sự xung đột giữa cái đẹp và cái xấu giữa khát vọng con người với cuộc sống không thể thay đổi không đáp ứng được là sự dằn vặt về tinh thần mà khó có thể giải thoát được. Bi kịch nhân vật diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật phát triển theo chiều hướng khác nhau. Trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông nhà văn Lê Lựu miêu tả nhân vật với những gian khổ thiếu thốn lẫn mất mát trong cuộc sống gia đình về cuộc sống mưu sinh cũng như về tình yêu đôi lứa mà nhân vật phải nếm trải. Đó là câu chuyện dài về cuộc đời đau thương của nhân vật Núi một con người giàu ý chí vươn lên nhưng không ngừng vấp phải những ngang trái của tình người và trói buộc của những hủ tục khiến cuộc đời anh rơi vào cảnh bế tắc bi đát. Qua câu chuyện giàu tình tiết nhà văn Lê Lựu đã gởi đi một thông điệp đầy tinh thần nhân đạo về ý nghĩa của tình yêu và vai trò của gia đình đối với việc hình thành nhân cách và quyết định hạnh phúc của con người. Từ khóa Bi kịch nhân vật tiểu thuyết Sóng Ở Đáy Sông Trích dẫn Phan Văn Tiến Nguyễn Thị Tuyết Nghi và La Thị Mỹ Hạnh 2020. Bi kịch nhân vật trong tiểu thuyết Sóng Ở Đáy Sông của Lê Lựu. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 09 205-220. Ths. Phan Văn Tiến Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tây Đô 205 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 09 - 2020 1. GIỚI THIỆU người lính truyện ngắn - 1968 Đồng Bi kịch được xem là sự đối thoại với bằng chiến sĩ truyện ký 1980 Mở hài kịch nó phản ánh không phải bằng rừng tiểu thuyết - 1977 Ranh giới tiểu sự tự sự mà bằng hành động của nhân thuyết - 1977 Thời xa vắng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN