tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nhằm đề ra những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại tỉnh Nghệ An, góp phần vào nỗ lực lưu giữ giá trị văn hóa dân gian, truyền thống của Việt Nam nói chung và Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nói riêng. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƢƠNG THỊ TRÚC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành Quản lý công Mã số 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018 1 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học TS. Phan Văn Hùng Phản biện 1 TS. Đặng Thị Minh Phản biện 2 TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp 204 Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số 77- Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội Thời gian vào hồi 08 giờ 04 tháng 05 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bản sắc dân tộc là vấn đề quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm bảo vệ như một niềm tự tôn dân tộc. Bản sắc ấy được hình thành từ hệ thống di sản văn hóa trong đó có di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa là những gì được sáng tạo trong quá khứ và truyền lại cho thế hệ sau là những sáng tạo của cha ông thể hiện được chiều sâu của dân tộc mang tính lịch sử. Di sản văn hóa phi vật thể nói riêng và hệ thống di sản văn hóa nói chung có quá trình hình thành và phát triển lâu đời gắn bó hữu cơ với đời sống văn hóa đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Nghệ An là địa phương giàu truyền thống văn hóa lịch sử và chứa đựng đa dạng phong phú các loại hình văn hóa phi vật thể. Tập trung nhiều nhất ở tập quán xã hội ngữ văn dân gian nghệ thuật trình diễn dân gian nghề thủ công truyền thống lễ hội tiếng nói chữ viết Có thể nói di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh. Từ cuộc sống lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước người Nghệ đã sáng tạo và lưu giữ được một nguồn di sản văn hóa dân gian vô cùng độc đáo mang đậm bản sắc địa phương. Bao gồm các di sản

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN