tailieunhanh - Vương Hữu Quang và những khúc ngâm vịnh trên đường sứ Hoa

Bài viết tiến hành khảo sát văn bản giới thiệu thêm tác phẩm của Vương Hữu Quang để bổ sung vào số sáng tác vốn ít ỏi mà lại bị thất lạc của một nhà thơ xứ Nam Bộ, đồng thời bước đầu phân tích đánh giá thơ xướng hoạ vịnh nhân vật lịch sử của hai sứ thần triều Nguyễn – Phạm Chi Hương và Vương Hữu Quang. | Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Khoa học Xã hội và Nhân văn 4 4 789-801 Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu Vương Hữu Quang và những khúc ngâm vịnh trên đường sứ Hoa Lê Quang Trường TÓM TẮT Vương Hữu Quang 王有光 tự Dụng Hối 用晦 hiệu là Tế Trai 濟齋 người Minh Hương tổ quán ở phủ Chương Châu tỉnh Phúc Kiến đại thần triều Nguyễn. Ông sinh ra trên vùng đất Nam Bộ Việt Nam tại Use your smartphone to scan this thôn Tân Đức huyện Tân Long trấn Phiên An tỉnh Gia Định. Ông từng giữ nhiều trọng trách trong triều QR code and download this article và ở nhiều địa phương khác nhau từ bắc vào nam hai lần đi sứ Trung Quốc vào năm Thiệu Trị thứ 5 1845 và cuối năm Thiệu Trị thứ 7 1847 đầu năm Tự Đức nguyên niên 1848 . Thế nhưng cho đến nay độc giả Việt Nam vẫn còn xa lạ với Vương Hữu Quang bởi tác phẩm của ông vốn ít được phát hiện. Trước đây chỉ mới phát hiện 2 tác phẩm thơ khắc bia của Vương Hữu Quang ở Trung Quốc. Một bài thơ khắc bia ở Ngô Khê và một bài khắc bia ở miếu Nhạc Phi. Trong khi đọc tư liệu thơ văn đi sứ Việt Nam trong bộ Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành người viết bài này phát hiện thêm thơ của Vương Hữu Quang từ những hoạt động ngâm vịnh trên đường sứ Hoa cùng với đồng sự của mình Phạm Chi Hương. Bài viết tiến hành khảo sát văn bản giới thiệu thêm tác phẩm của Vương Hữu Quang để bổ sung vào số sáng tác vốn ít ỏi mà lại bị thất lạc của một nhà thơ xứ Nam Bộ đồng thời bước đầu phân tích đánh giá thơ xướng hoạ vịnh nhân vật lịch sử của hai sứ thần triều Nguyễn Phạm Chi Hương và Vương Hữu Quang. Từ khoá Vương Hữu Quang Phạm Chi Hương nhà thơ Nam Bộ thơ đi sứ MỞ ĐẦU Ông người Minh hương tiên tổ ở Phúc Kiến cư ngụ tại Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp ngày nay chuyên Kể từ năm Gia Long thứ nhất 1802 trở về sau các sứ nghề buôn bán đến đời cha của Vương Hữu Quang thần triều Nguyễn ở Nam Bộ được cử đi sứ Trung Hoa mới dời lên sống ở Gia Định. Năm Ất Dậu 1825 gồm Trịnh Hoài Đức Ngô Nhơn Tịnh Trương Hảo Hiệp Vương Hữu Quang Phan Thanh Giản trong đó Vương

TỪ KHÓA LIÊN QUAN